Chất lượng và chủng loại cà phê xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây” ppt (Trang 46 - 49)

II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU.

2. Chất lượng và chủng loại cà phê xuất khẩu.

2.1. Chất lượng cà phê xuất khẩu.

Thực chất cà phê Việt Nam được liệt vào loại có hương vị đậm đà, được khách hàng đặc biệt ưa chuộng do được trồng ở độ cao về vĩ độ so với mặt biển. Nhưng do yếu kém trong khâu thu hái, chế biến nên đã làm giảm đi nhiều chất lượng vốn có của nó. Theo Cafecontrol, nếu chế biến đúng quy trình thì chất lượng cà phê Việt Nam không phải là thấp: 35% rất tốt, 50% tốt, 10% trung bình, 5% kém.

Chất lượng là yếu tố quan trọng trong mua bán quốc tế, đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi mà cung cà phê lớn hơn cầu cà phê, người mua ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn. Khách hàng nước ngoài thường phàn nàn về độ ẩm, kích cỡ sàng, hạt lỗi, tạp chất và mốc của cà phê Việt Nam. Rõ ràng khả năng phơi, chế biến, sấy, tồn trữ cà phê không theo kịp tốc độ tăng của sản lượng. Một yếu tố nữa là các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là thu gom từ các hộ gia đình cho nên chất lượng hạt cà phê không đều và yếu kém. Một số nhà buôn quốc tế nhận xét rằng cà phê Việt Nam chưa có tiêu chuẩn qui chiếu để xác định chất lượng. Ngoài ra, tính pháp lý của

TCVN áp dụng cho xuất khẩu cà phê trong suốt thời gian qua là vô cùng thấp vì hầu hết các hợp đồng thương mại trong đó TCCL phần lớn là do khách hàng nước ngoài đặt ra. TCVN chỉ dừng lại ở tính hướng dẫn, thậm chí khách hàng nghe hay không là tuỳ ở họ. Tình trạng này đã làm lu mờ tính pháp lý của bộ TCVN về chất lượng cà phê và chính nó tạo ra sự chủ quan từ khâu sản xuất đến khâu thu mua, chế biến, bảo quản và xuất khẩu với rất nhiều lỗi. Do đó khách hàng thường ép giá cà phê của ta thấp hơn các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan từ 50-100 USD/tấn.

Tại cuộc hội thảo về cà phê Việt Nam được tổ chức gần đây tại Buôn Mê Thuột, gần 100 đại biểu đều nêu ý kiến lo lắng về sự giảm sút chất lượng của cà phê Việt Nam. Nếu như năm 2001, cà phê xuất khẩu của Việt Nam nói chung thường có 2% hạt đen, 25-27% hạt có kích cỡ lớn thì năm 2002, lượng hạt đen lại tăng lên 6-7%, hạt kích cỡ lớn chỉ chiếm 8-10% (trong khi đó, cà phê Robusta loại 2 của ta nếu có 5% hạt đen, hạt vỡ thì về chất lượng chỉ tương đương với cà phê loại 5, loại 6 của Indonesia). Đây là hồi chuông báo động cho ngành cà phê Việt Nam, nếu chỉ chạy theo sản lượng mà không quan tâm nâng cao chất lượng thì dẫu sản phẩm sản xuất ra có nhiều thì cũng không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra cơ cấu sản phẩm xuất khẩu còn đơn điệu. Mặc dù trên thị trường thế giới, 95% lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, các dạng cà phê chế biến không quá 5%, nhưng sản phẩm cà phê chế biến hết sức đa dạng, chủ yếu là cà phê hoà tan, cà phê rang và một số dạng khác như dạng lỏng đóng hộp, ở Braxin và Colombia đã phát triển công nghệ sản xuất dạng cà phê cô đặc. Ngành cà phê Việt Nam do công nghệ còn yếu kém nên cơ cấu sản phẩm hết sức đơn điệu, 95% lượng xuất khẩu là cà phê Robusta. Trong đó, cà phê nhân chiếm một tỷ lệ rất cao. Có thể thấy rõ điều này qua bảng 7:

Biểu 7: Kết quả xuất khẩu cà phê niên vụ 2001/2002 (Phân theo loi sn phm)

Sản phẩm Số lượng (tấn) Trị giá (USD) Giá bình quân (USD/tấn) Cà phê nhân 653.687 (99,06%) 537.984.318 (99,8%) 823

xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây

Cà phê thành phẩm:

- Cà phê hoà tan - Cà phê hạt rang - Cà phê khác 268,291 (0.04%) 226,880 2,250 39,161 879904 (0,2%) 855.652 4.538 129.714 4.212 2.017 3.312

Nguồn: Hiệp hội cà phê-cacao Việt Nam 6/2003.

Số liệu ở bảng trên cho thấy sự yếu kém trong cơ cấu sản phẩm cà phê nước ta. Khối lượng và giá trị xuất khẩu của sản phẩm cà phê chế biến còn quá nhỏ (0,04% và 0,2%), đòi hỏi ngành cà phê phải nỗ lực hơn để tăng cường chế biến sâu, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và đảm bảo tiêu thụ được với giá cao. Thực tế cho thấy giá cà phê chế biến cao ít nhất 3 lần giá cà phê nhân. Để tăng kim ngạch xuất khẩu, bên cạnh việc tăng khối lượng xuất khẩu còn phải chú ý nâng cao chất lượng cà phê và đa dạng hóa sản phẩm.

2.2. Chủng loại cà phê xuất khẩu.

Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm có cà phê vối (Robusta) và cà phê chè (Arabica). Trong đó cà phê chè chỉ chiếm khoảng 2%, còn lại là cà phê vối chủ yếu là xuất khẩu bán thành phẩm. Khoảng 95% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, cà phê hoà tan chỉ chiếm 3-5% và cà phê nhân rang chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 1-2%. Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn đơn điệu như vậy là do nhiều nhân tố như do công nghiệp chế biến còn thô sơ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại. Hiện có một số nước nhập khẩu cà phê Việt Nam về chế biến lại và bán với giá cao hơn từ 100-150 USD/tấn như Thái Lan, Singapore,...

Về sản phẩm cà phê hoà tan, hiện nay nhu cầu thế giới đang tăng nhanh do thị hiếu người tiêu dùng. Sự biến chuyển này là một sự kiện đáng chú ý đối với các nước xuất khẩu cà phê nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong thời gian tới nên đẩy mạnh phát triển sản phẩm này thì không chỉ chúng ta có thể xuất khẩu thu ngoại tệ mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay thế các loại cà phê tan mà lâu nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây” ppt (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)