IV. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ XUẤT KHẨU
3. Giải pháp cho các doanh nghiệp:
xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây
Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của ta vốn ít nên không thể găm hàng chờ giá lên cao. Để khắc phục vấn đề thiếu vốn này, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng các cách sau:
- Vay vốn của cán bộ công nhân viên dưới hình thức góp vốn, vay với lãi suất ưu đãi hoặc có thể vay từ quỹ phúc lợi.
- Tận dụng vốn của người sản xuất bằng cách khuyến khích họ tham gia góp vốn bằng sản phẩm hoặc cho công ty mua chịu với lãi suất thích hợp. Hiện nay ở nông trang, vốn của nông dân rất lớn, qua phương pháp trên mới có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi, vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có lợi cho người sản xuất.
- Huy động vốn của xã hội thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu… - Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.
- Tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước.
3.2. Tăng cường hoạt động marketing, mở rộng thị trường:
Cũng như các ngành nghề khác, khi cả nước bước vào nền kinh tế thị trường và đặc biệt khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế trong xu thế tự do hoá và hội nhập quốc tế, khu vực thì hoạt động marketing càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hoạt động marketing không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh sản phẩm với các bạn hàng mà còn là tiền đề xây dựng hệ thống kênh phân phối sao cho hiệu quả nhất. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, trước những biến động hết sức không thuận lợi của thị trường cà phê thế giới, các nhà sản xuất cà phê Việt Nam cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động này. Có thể tập trung vào một số hoạt động cụ thể sau:
a. Tổ chức công tác thăm dò, tìm hiểu thị trường:
Nghiên cứu thị trường là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ một chủ thể sản xuất kinh doanh nào khi tham gia thương mại quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay. Từ nghiên cứu này doanh nghiệp sẽ có những kết luận cụ thể nhằm có kế hoạch đầu tư hơn nữa vào những khâu cụ thể của quá trình sản xuất, chế biến để có thể đưa ra những sản phẩm thích ứng với từng loại thị trường cũng như các giải pháp để thâm nhập vào thị trường đó. Để thăm dò thị trường thành công, doanh nghiệp cần
dành một khoản tiền nhất định để mua thông tin, cử cán bộ trực tiếp sang tìm hiểu thị trường.
b. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, khuếch trương sản phẩm
Các hoạt động xúc tiến, khuếch trương sản phẩm bao gồm các biện pháp như quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng… được sử dụng để thông tin về những hàng hóa nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình để có thể bán được nhiều hàng hơn và hơn hết là chúng ta có thể giới thiệu sản phẩm, nâng cao uy tín sản phẩm của mình với khách hàng.
Do không có kinh nghiệm trong môi trường cạnh tranh nên ngành cà phê Việt Nam chưa thực sự đầu tư vào hoạt động này. Trong khi chất lượng cà phê xuất khẩu của ta chưa có uy tín trên thị trường quốc tế thì sự thiếu kinh nghiệm và thiếu các dịch vụ, hoạt động xúc tiến, khuếch trương đã càng làm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng. Do đó, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, khuếch trương sản phẩm và hình ảnh của mình thông qua các hoạt động như:
- Mở rộng hoạt động quảng cáo về sản phẩm cà phê Việt Nam với thế giới với những thông tin trung thực, hình ảnh hấp dẫn gây ấn tượng.
- Tiến hành mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm thành phố lớn có nhu cầu cà phê lớn. Nên bắt chước các nước xuất khẩu cà phê khác thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài mặc dù việc này khá tốn kém nhưng cái lợi thu được sẽ không nhỏ. Phần lớn cà phê của Việt Nam xuất cho các nhà thu mua nước ngoài, các công ty này mua cà phê Việt Nam về sơ chế rồi bán cho các nhà rang xay cà phê, nghĩa là Việt Nam không liên hệ trực tiếp với các nhà rang xay mà phải qua trung gian. Về lâu dài, các nhà rang xay mới là nơi tiêu thụ ổn định (vì họ phải hoạt động theo chính sách, quy mô của nhà máy họ). Chính vì vậy, việc đặt văn phòng sẽ tạo điều kiện để giới thiệu trực tiếp cà phê Việt Nam với những nơi tiêu thụ này.
xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây
- Việc đưa các thông tin về ngành sản xuất cà phê Việt Nam bằng tiếng nước ngoài qua các trang Web trên mạng cũng cần được quan tâm hơn nữa để có được sự phong phú về nội dung thông tin, hấp dẫn sự quan tâm của các đối tác nước ngoài.
- Tổ chức các hội nghị khách hàng định kỳ theo từng mùa vụ, tham gia các hội chợ triển lãm.
- Đẩy mạnh các hoạt động trước và sau bán hàng như hướng dẫn sử dụng, kiểm tra chất lượng sau bán hàng.
Những hoạt động trên sẽ góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín, chất lượng cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
3.3. Đa dạng hóa sản phẩm
Đa dạng hóa chủng loại mặt hàng, đặc biệt là mặt hàng có chất lượng cao là một trong những chiến lược thường xuyên được các nhà sản xuất sử dụng nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu ngày càng đa dạng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới. Như chúng ta đã biết, cà phê ngày càng trở thành đồ uống quen thuộc đối với nhiều người, tuy nhiên ở mỗi một nơi lại có cách chế biến, pha chế, thưởng thức khác nhau theo những khẩu vị khác nhau. Chúng ta đã có những giống cà phê có hương vị tự nhiên thơm ngon, hơn nữa nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép chúng ta có thể trồng được nhiều chủng loại cà phê khác nhau. Do đó, chúng ta hoàn toàn có cơ sởđể thực hiện chiến lược đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Cụ thể:
- Không chỉ xuất khẩu một loại cà phê nhân sống như hiện nay mà phải tăng cường đầu tư cho sản xuất cà phê chế biến dành cho xuất khẩu thì mới có thể tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê.
- Sản xuất cà phê hảo hạng (Gourmet Coffee) và cà phê hữu cơ (Organic Coffee).
3.4. Xây dựng thương hiệu cho mặt hàng cà phê Việt Nam:
"Chất lượng cà phê Việt Nam không thua kém gì cà phê Braxin, nhưng vì không có thương hiệu nên không thể cạnh tranh được". Ông Rolf Sauerbier-giám đốc tiếp thị của công ty Craft Foods, một hãng cà phê nổi tiếng của Đức nhận định như vậy. Chính vì vậy, công ty này không mua cà phê của Việt Nam với giá cao hơn được.
Nghịch lý đã xảy ra, Việt Nam xuất khẩu cà phê nguyên liệu, để rồi phải trả ngoại tệ để nhập khẩu các thành phẩm cà phê của chính Việt Nam.
Cũng theo các chuyên gia quốc tế, ngoài lí do dư thừa cà phê trên thế giới làm cho giá cà phê Việt Nam suy giảm thì một nguyên nhân nữa là cà phê Việt Nam còn thiếu thương hiệu, một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt cho mọi sản phẩm giao dịch trên thị trường quốc tế.
Có nhiều hàng hóa của Việt Nam như may mặc, giầy dép, nông sản xuất khẩu ra thị trường thế giới mà chưa có thương hiệu của riêng mình. Thương hiệu đã và đang trở thành thứ tài sản vô hình quan trọng và vũ khí cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp trên thương trường. Càng ngày các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng, một trong những tài sản quý giá nhất của họ chính là thương hiệu. Trên thực tế, mặc dù hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn chưa biết đấy là hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Một trong những nguyên nhân đó là thiếu tên thương hiệu. Trong khi đó, những nước xuất khẩu nông sản cạnh tranh với ta như Thái Lan lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Gạo của Thái Lan được đóng gói có nhãn mác đầy đủ, tên gọi bằng tiếng Anh, tiếng Thái, thậm chí cả tiếng Việt. Gạo của Thái Lan đã thâm nhập vào các kênh phân phối ở hệ thống siêu thị, các cửa hàng của Việt Nam, Hoa kiều tại nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, một số sản phẩm có tên tuổi của Việt Nam đang có nguy cơ bị xâm hại thương hiệu nghiêm trọng trên thị trường thế giới. Trong thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm khi các thương hiệu như thuốc lá Vinataba, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên đã bị các đối thủ đăng ký sử dụng độc quyền thương hiệu ở một số thị trường nước ngoài. Các nước láng giềng Trung Quốc, Thái Lan, nhất là những nước có nền kinh tế phát triển như Nhật, Hàn Quốc, mỗi sản phẩm đều gắn với một thương hiệu nổi tiếng. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng tới nay vẫn chưa có thương hiệu về cà phê.
Trong thời gian tới cần xây dựng một chương trình mang tính quốc gia để tôn vinh các thương hiệu Việt Nam và xây dựng uy tín của nhãn hiệu Việt Nam, trong đó có mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới. Chương trình này sẽ lựa chọn một số công ty đã có sản phẩm đạt chất lượng quốc tế tham gia. Những công ty được chọn sẽ
xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây
được phép dán biểu trưng là một chương trình quảng cáo ra nước ngoài về công ty và các sản phẩm được dán biểu trưng, mục đích là tăng cường nhận biết của người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu trên thế giới, để họ có thái độ nhìn nhận tích cực hơn, có lòng tin hơn đối với sản phẩm cà phê của Việt Nam.