Về phía Nhàn ước:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây” ppt (Trang 83 - 90)

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ XUẤT KHẨU

1. Về phía Nhàn ước:

Sản xuất nông nghiệp xưa nay vốn phải chịu những rủi ro khách quan như thiên tai, dịch họa, sâu rầy, sự khắc nghiệt của thời tiết…, vì thế hơn bất cứ ngành nào khác, nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước từ nhiều mặt:

1.1. Tạo đất trồng cà phê cho nông dân

Chính sách đất đai là vấn đề lớn có tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Cần xử lý tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Trên thực tế đã có các hoạt động kinh tế ngầm, mua bán đất đai dẫn đến sử dụng sai mục đích, gây khó khăn cho việc quản lý của Nhà nước, thất thoát nguồn thu ngân sách, nạn tham nhũng nảy sinh, cản trở quá trình tập trung để phát triển sản xuất cà phê. Do vậy, các chính sách cần tập trung là:

- Giải quyết nhanh việc cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân để hộ yên tâm đầu tư, khai thác và sử dụng tốt tài nguyên đất.

- Giải quyết ruộng đất cho những người làm nông nghiệp sống ở nông thôn để họ có đất sản xuất.

- Mở rộng quyền cho chính quyền địa phương trong việc cấp đất vào mục đích sản xuất và cho thuê đất.

- Tăng thời hạn sử dụng và miễn giảm thuế đối với phần vốn bị bỏ vào việc mở mang đất đai, tận dụng đất thừa, đất trống đồi trọc… đểđưa vào sản xuất.

- Đơn giản hóa thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.

xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây

- Tạo điều kiện cho những người được giao đất nhưng không trực tiếp sản xuất làm nghề khác có thu nhập cao hơn để họ có thể chuyển nhượng cho các hộ khác, đồng thời khuyến khích hình thành các trang trại, tiểu điền sản xuất cà phê.

1.2. Điều chỉnh lại chính sách thuế:

- Điều chỉnh thời gian thu thuế và giao nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hợp lý để nông dân có thời gian lựa chọn thời điểm bán sản phẩm có lợi nhất.

- Điều chỉnh tỷ lệ thuế để lại cho địa phương đểđầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời có chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp trong một thời gian cần thiết.

- Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nên giảm thuế nhập khẩu đối với những trang thiết bị, máy móc sản xuất chế biến cà phê.

- Không tính phụ thu cà phê xuất khẩu nếu giá thu mua cà phê giảm thấp hơn 17.000 đ/kg để các doanh nghiệp có khả năng mua hết sản phẩm cho nông dân với giá có lợi cho sản xuất. Phụ thu cà phê xuất khẩu thực chất là một loại thuế xuất khẩu bổ xung đánh vào thu nhập của người trồng cà phê thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, song điều đáng nói là khoản thu này không được sử dụng trở lại để đầu tư phát triển sản xuất cà phê. Do đó ngoài việc đóng góp phụ thu xuất khẩu cho quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê, tất cả các khoản phụ thu khác (ngoài các sắc thuế hiện có) đều nên loại bỏ.

1.3. Xây mới và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhà nước cần đầu tư xây dựng những hạng mục công trình quan trọng, bức thiết, hiệu quả. Các hạng mục công trình này có tác dụng lớn trên cả một vùng sản xuất cà phê rộng lớn nhất định. Trước hết tập trung đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc các công trình thuỷ lợi phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu, các cơ sở cơ bản, hệ thống giao thông, kho tàng bảo quản sản xuất …Nguồn vốn ngân sách là nguồn vốn chính để đầu tư, ngoài ra Nhà nước có thể đi vay hoặc huy động vốn trong dân với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Giao những công trình đã được hoàn thành cho các cơ quan chức năng quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Nhà nước. Các cơ quan này có trách nhiệm khai thác các công trình qua các dịch vụ sản xuất.

Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường ở tầm vi mô và vĩ mô, nhất là phân tích, xử lý, dự báo và xây dựng cập nhật hệ thống thông tin tư liệu nhằm xây dựng chiến lược về thị trường.

Hiện nay tình hình tiêu thụ cà phê rất phức tạp. Lượng cà phê sản xuất hàng năm rất lớn và không tiêu thụ hết. Mặt khác, hiện tượng tranh mua tranh bán không có sự quản lý gây nên tình trạng tiêu cực. Có quá nhiều đầu mối thu mua cũng như xuất khẩu cà phê. Việc quản lý chất lượng sản phẩm, giá cả, khối lượng chưa đảm bảo, làm giảm uy tín của ngành. Để phát huy hiệu quả xuất khẩu và tạo uy tín đối với khách hàng cần có những giải pháp sau:

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tổ chức tiêu thụ hết mọi sản phẩm nhân dân làm ra. Việc thu mua cà phê của dân phải thường xuyên, đặc biệt chú trọng vào thời kỳ sau thu hoạch. Muốn vậy, các tổ chức có chức năng thu mua cần phải chuẩn bịđầy đủ lực lượng cho thu mua, tránh hiện tượng khi dân cần bán thì Nhà nước chưa có tiền, dẫn đến các cơ quan, tổ chức không có chức năng thu mua tung tiền ra ép giá người sản xuất.

- Nhà nước cần tiến hành tổ chức và hoàn thiện hệ thống các công ty thu mua chuyên tư vấn, kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chặt sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng cà phê là một việc cần phải làm ngay.

- Có chính sách giá cả hợp lý nhằm ổn định sản xuất cà phê. Giá thu mua nguyên liệu được định giá từ giá FOB xuất khẩu và Nhà nước cần thống nhất một giá chung tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường.

- Xây dựng giá bảo hiểm: Dựa vào nguồn lợi thu từ thuế vào những năm giá thị trường thế giới lên cao để hỗ trợ giá thu mua nguyên liệu của người sản xuất trong những năm biến động mạnh về giá cà phê. Cụ thể là nên lấy giá trung bình của thị trường thế giới trong nhiều năm để qui về giá thu mua nguyên liệu trong nước. Ngoài ra có thể quy định giá sàn cho nông dân khi giá cà phê trê thị trường thế giới xuống thấp để tránh nảy sinh tâm lý chán cây cà phê, dẫn đến bỏ không chăm sóc, thậm chí chặt phá vườn cây cà phê để trồng cây khác như mấy tháng qua. Trong trường hợp do quy định giá sàn mua của nông dân mà các nhà xuất khẩu bị thua thiệt thì Nhà nước có thể thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu bù lỗ cho nhà xuất khẩu. Đây cũng chính là kinh nghiệm của Venezuela.

1.5. Thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước

* Đối với đầu tư trong nước:

- Huy động nguồn vốn trong nước theo hình thức góp vốn cổ phần xây dựng các cơ sở chế biến và các cơ sở thu mua xuất khẩu.

xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây

- Nguồn vốn của Nhà nước theo cách lồng ghép các chương trình cùng đầu tư xây dựng trên từng địa bàn.

- Bản thân Tổng công ty cà phê Việt Nam và các đơn vị thành viên phải tự tích luỹ vốn tự có để ngành càng lớn mạnh về khả năng tài chính và đầu tư cho sản xuất.

- Huy động nguồn vốn, sức lao động, cơ sở vật chất cho người trồng, thu gom xuất khẩu. Nguồn vốn phải được sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm, đầu tư đúng mục tiêu, đối tượng.

* Đối với đầu tư nước ngoài:

- Mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài để phát triển sản xuất cà phê.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài với sự ưu đãi hấp dẫn theo mô hình liên doanh.

- Tăng cường liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để học hỏi, tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện chính sách kinh tế nhằm tạo môi trường đầu tư, hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư.

1.6. Hỗ trợ về vốn:

Vốn là vấn đề muôn thuở cho sự phát triển của bất kỳ ngành nghề nào. Chúng ta liên tục hô khẩu hiệu cần nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới… nhưng vấn đề là vốn ở đâu và sử dụng như thế nào cho hợp lý. Đất nước ta đang chuyển mình để vươn lên, mọi ngành mọi nghề đều cần vốn để phát triển. Do đó, việc phân bổ và hỗ trợ tài chính cho phù hợp là yếu tố quyết định thắng lợi. Mục tiêu của chính sách vốn trong ngành cà phê là giúp các doanh nghiệp có thêm vốn để có thể găm hàng cho đến khi giá lên, mua thiết bị đểđổi mới cơ cấu xuất khẩu theo định hướng xuất khẩu hàng chế biến có chất lượng cao thay cho xuất khẩu hàng thô chưa chế biến, bù lỗ khi huỷ cà phê xấu theo nghị quyết của ICO vì khi huỷ bỏ cà phê doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản lỗ không nhỏ, cần được Nhà nước hỗ trợ.

Để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê cần hai nhóm giải pháp:

+ Giải pháp chung đối với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn an toàn, có hiệu quả:

- Giảm bớt thủ tục vay vốn: mở rộng mạng lưới cho vay và các hình thức huy động, khuyến khích cạnh tranh hợp pháp

- Phát triển quỹ tín dụng nhân dân

- Phát triển các định chế tài chính cung cấp vốn trung và dài hạn như thị trường chứng khoán, thị trường vốn trung và dài hạn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu.

+ Giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê: ngoài chính sách vốn chung cho các doanh nghiệp như trên, cần phải có những ưu đãi vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này phát triển được bình thường. Để hỗ trợ vốn có hiệu quả, cần thiết phải đổi mới chính sách vốn đối với các doanh nghiệp này theo hướng ưu đãi lãi suất và khuyến khích thành lập trung tâm hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê.

Ưu đãi lãi suất: lãi suất tiền vay hiện nay là khá cao đối với các doanh nghiệp và càng cao đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Nhưng số lượng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê nói riêng trong nền kinh tế khá lớn mà nguồn vốn tài chính để hỗ trợ thì có hạn nên không thể ưu đãi tất cả các doanh nghiệp này. Do vậy chỉ nên ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp có triển vọng, kinh doanh hiệu quả.

Thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê: quỹ này có thể được xây dựng theo phương thức thu một phần chênh lệch giá khi xuất khẩu được giá hoặc cả người sản xuất và kinh doanh cùng thực hiện chế độ đóng bảo hiểm để lập quỹ. Quỹ sẽ hỗ trợ khi thị trường có những tác động bất lợi gây hậu quả thua thiệt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm giữ vững diện tích cà phê, tránh tự chặt phá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng không hợp lý khi thu nhập của người trồng cà phê bị giảm xuống.

Thành lập trung tâm bảo lãnh: đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê, một trong những khó khăn là không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Do đó rất cần tổ chức trung gian làm đầu mối giữa doanh nghiệp và ngân hàng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn. Một trong những hình thức đó là quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ bảo lãnh tín dụng vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, vừa là hình thức ràng buộc chặt chẽ giữa người vay, người cho vay, tổ chức trung gian và Nhà nước, nhờđó mà giảm bớt mức độ rủi ro khi vay vốn.

xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây

Thay đổi lịch thu nợ của nông dân, không thu vào cuối năm, như vậy người dân có điều kiện giữ sản phẩm lại nhằm chấm dứt tình trạng bán cà phê ồ ạt vào đầu vụ tạo nên sức ép làm giảm giá cà phê xuất khẩu.

1.7. Tăng cường quản lý xuất khẩu cà phê:

a. Cải tiến công tác thu mua

Hiện nay, tình hình thu mua sản phẩm cà phê hết sức phức tạp. Có quá nhiều đầu mối thu mua và xuất khẩu, gây khó khăn cho quản lý sản phẩm, giá cả và chất lượng cà phê chưa đảm bảo, làm giảm uy tín của ngành. Việc thu mua cần có cải tiến.

Xây dựng một hệ thống công ty có đủ điều kiện, vốn, chuyên thu mua, chế biến đúng thời vụ, trả tiền ngay tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh cho người sản xuất. Không nên có quá nhiều công ty tham gia thu mua, niên vụ 1999/2000 có tới 157 công ty tham gia xuất khẩu, gây tình trạng lộn xộn, khó quản lý. Nhưng nếu có quá ít công ty được xuất khẩu trực tiếp thì sẽ gây ra độc quyền, ép giá, gây thiệt hại đến người sản xuất.

Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam cần xem xét lại danh sách các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp để biết nên khai thác vào thị trường nào, với khối lượng bao nhiêu, xuất khẩu vào thời điểm nào là thích hợp, và đơn vị nào hoạt động có hiệu quả nhất. Từ đó lựa chọn ra một số công ty có đủ khả năng,lựa chọn theo năng lực không phân biệt thành phần kinh tế. Yêu cầu tối thiểu đối với một đơn vị xuất khẩu cà phê là:

- Có 5 năm liên tục kinh doanh xuất khẩu và xuất khẩu mỗi niên vụ trên 15.000 tấn. Yêu cầu này để đảm bảo đơn vị chung thuỷ với xuất khẩu cà phê, không mang tính chất đánh quả, thấy giá lên có lãi thì tham gia vào thị trường, đến khi tình hình khó khăn thì bỏ mặc.

- Có kinh nghiệm buôn bán với nước ngoài, hiểu biết và có kinh nghiệm về nghiệp vụ để tránh những tranh chấp, thiệt hại sau này. Các điều khoản của hợp đồng đầy đủ, chính xác, không gây thua thiệt. Niên vụ 01/02 cho thấy nhiều công ty không biết xác định đúng độ ẩm cà phê thực tế, không thống nhất được với bạn hàng về các tiêu chuẩn chất lượng nên sản phẩm bị từ chối. Sản phẩm xuất khẩu đảm bảo không bị đối tác nước ngoài ép giá, chênh lệch giá FOB Việt Nam và giá quốc tế không quá lớn.

Các doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ trong niên vụ trước phải xem xét lại. Nếu khả năng thực thi vẫn tiếp tục yếu kém thì niên vụ tiếp theo phải nhường chỗ cho các doanh nghiệp có năng lực hơn.

Tổng công ty cà phê Việt Nam và Hiệp hội cà phê ca cao VICOFA cũng đề nghị chỉ các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu mới được đặt đại lý thu mua trực tiếp từ các vùng sản xuất. Nếu không đủ tiêu chuẩn trên mà tranh mua của đơn vị xuất khẩu trực tiếp, gây biến động thị trường thì sẽ phải chịu chế tài để bảo vệ lợi ích chung của toàn hiệp hội. Hình thức phạt là nộp phạt 10% giá FOB của doanh nghiệp vào quỹ bình ổn giá, hoặc chịu hình thức hạn chế do hiệp hội quy định.

Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam cùng với UBND các tỉnh trồng cà phê bàn bạc,

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây” ppt (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)