Những vấn đề tồn tại:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây” ppt (Trang 61 - 66)

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN

2. Những vấn đề tồn tại:

Bên cạnh những thành quảđáng ghi nhận ở trên, thì ngành cà phê Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm cần phải có những giải pháp để tháo gỡ. Đó là những vấn đề:

2.1. Việc quy hoạch sản xuất cà phê còn thiếu đồng bộ và lỏng lẻo.

Hiện nay vai trò của các cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương trong việc hướng dẫn và hỗ trợ nông dân thực hiện việc phát triển cà phê theo các quy hoạch của Nhà nước là rất mờ nhạt, điều đó gây lên các hiện tượng sau:

- Diện tích cây trồng được mở rộng và thu hẹp một cách tuỳ tiện, không có tổ chức. Trong nhân dân cây cà phê được trồng một cách tự phát, trông chờ vào sự may rủi của thị trường. Lúc nào họ thấy trồng cà phê có hiệu quả cao, xuất khẩu được nhiều với giá cao thì họ đổ xô vào trồng cây cà phê mà bỏ qua những cây khác. Ngược lại khi thị trường cà phê gặp khó khăn, giá xuất khẩu xuống thấp thì họ lại phá bỏ cây cà phê để trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn. Mấy năm gần đây do giá cà phê xuất khẩu cao, việc trồng cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao lên diện tích cà phê được mở rộng ra nhiều, các doanh nghiệp đổ xô vào kinh doanh xuất khẩu gây ra tình trạng tranh mua tranh bán, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê, làm mất uy tín đối với khách hàng.

- Sự bùng nổ cây cà phê một cách tự phát có thể dẫn đến những thảm hoạ sinh thái đe doạ đến sự phát triển bền vững không chỉ của cây cà phê mà còn đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Việc phát triển cà phê quá mức làm cạn kiệt nguồn nước ngàm, làm thiếu nước cho phát triển các cây khác như lúa,... và sinh hoạt của con người, phát triển cà phê một cách ồ ạt chạy theo lợi ích trước mắt gây lên hiện tượng phá rừng, huỷ hoại cân bằng sinh thái.

- Do chưa có quy hoạch một cách đồng bộ nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chế biến và xuất khẩu ở nước ta còn thiếu thốn và lạc hậu. Hiện tại nhiều nơi người dân còn trồng cà phê trên sàn đất điều này ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của cà phê, làm cho cà phê của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu thương mại. Bên cạnh đó công tác dự trữ cà phê phục vụ xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống kho bãi không đủ, không đáp ứng được các yêu cầu về bảo quản gây

xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây

thiệt hại cho ngường sản xuất kinh doanh cà phê và Nhà nước.

- Cơ cấu giống cà phê còn bất hợp lý, hiện nay khoảng 90% sản lượng cà phê nước ta là giống cà phê vối (Robusta), cà phê chè chỉ chiếm khoảng 10%. Điều này là bất hợp lý vì trên thị trường thế giới cà phê chè thường cao hơn cà phê vối từ 20- 30%, có lúc cao hơn trên 42%. Xu hướng tiêu thụ cà phê chè ngày càng tăng, đặc biệt ở nước có mức sống cao như Hoà Kỳ.

- Việc phát triển cây cà phê được quy hoạch chặt chẽ và đồng bộ, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng sẽ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ đất rừng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Vấn đề là phải phát triển cà phê làm sao cho hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội một cách nhanh chóng, ổn định và bền vững.

2.2. Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp.

Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn kém (tỷ lệ hạt đen vỡ cao, độẩm cao, tạp chất nhiều vượt quá quy định), mặt hàng còn đơn điều, nguyên nhân là do công nghiệp chế biến lạc hậu, máy móc cũ kỹ chưa đáp ứng được chất lượng cà phê xuất khẩu, cà phê vối loại 2 chiếm trên 80%, xuất khẩu loại I chỉ đạt 10% (2002). Mặt khác, do sản lượng cà phê của Việt Nam tăng khá nhanh trong thời gian qua do vậy đầu tư vào chế biến, bảo quản không theo kịp. Hệ thống máy chế biến cũ kỹ, sân phơi thiếu. Bởi vậy trong mùa thu hoạch không thể thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ chế biến, dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Hơn thế nữa tuy đã đề ra các tiêu chuẩn nhưng việc kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn này lại không được chặt chẽ. Trong xuất khẩu ở tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sự tín nhiệm của khách hàng, chất lượng cà phê thấp làm cho khả năng cạnh tranh và giá cà phê xuất khẩu của ta bao giờ cũng thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới thường là 50-70 USD/tấn.

2.3. Vốn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê còn thiếu.

- Vốn cho hoạt động sản xuất: sản xuất cà phê đòi một nguồn vốn lớn và phải sau 2-4 năm, khi cây cà phê đến thời kỳ thu hoạch mới được hoàn vốn. Trong khi đó các ngân hàng lại chỉ cho vay với khối lượng nhỏ trong thời gian ngắn, do vậy làm cho

người nông dân không yên tâm vào chăm sóc phát triển cây cà phê, họ lúc nào cũng phải lo trả nợ cho ngân hàng một cách đúng hạn khi đến hạn trả người nông dân phải bán cà phê với mọi giá thậm chí họ còn phải hái cả quả xanh bán lấy tiền trả ngân hàng, người nông dân không có điều kiện đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu.

- Vốn cho hoạt động xuất khẩu: nhu cầu về vốn để thu mua hết sản lượng là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng là quá ít. Nước ta chủ yếu là sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp có vốn lớn không nhiều đa số các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, vốn ít nhưng cơ chế tín dụng của Nhà nước và các ngân hàng thương mại lại chưa thích đáng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, gây khó khăn cho việc thu gom dự trữ cà phê xuất khẩu. Do thiếu vốn các doanh nghiệp thu gom phải vay ngân hàng, phải ký hợp đồng bán để lấy tiền trước với giá rẻ hơn, làm giảm đi rất nhiều hiệu quả kinh tế cũng như khả năng cạnh tranh một cách nhanh nhạy trên thị trường thế giới.

2.4. Tổ chức bộ máy hoạt động XK cà phê còn yếu kém, hoạt động chưa có hiệu quả.

Nếu như trong sản xuất cà phê nước ta còn tồn tại tính tự phát, thì trong kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn còn tình trạng hỗn loạn. Chế độđầu mối xuất khẩu cà phê đã được bãi bỏ vào ngày 18/3/1998. Trong một vài tháng đầu tình hình vẫn khả quan, mối liên kết vẫn được duy trì nhưng tới tháng 6/1998 thì Câu lạc bộ cà phê Đắc lắc, và sau đó là cả Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, đã có văn bản đề nghị áp dụng trở lại chế độ đầu mối kinh doanh xuất khẩu cà phê bởi hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, cho khách hàng nước ngoài núp bóng mua hàng, nhập khẩu cà phê kém chất lượng về pha trộn với cà phê Việt Nam,... đã bắt đầu xuất hiện, đe doạ phá vỡ các thành quả về giá cả và uy tín đã thu được.

VICOFA (ra đời 4/1990) và Vinacafe (ra đời ngày 29/4/1995) có các chức năng tập hợp các nhà sản xuất, kinh doanh và cung ứng các dịch vụ kỹ thuật trong ngành cà phê để phối hợp hành động và nâng cao sức cạnh tranh, và phối hợp xây dựng quy hoạch ngành, phổ biến kỹ thuật canh tác, thu hoạch - chế biến - bảo quản đến người trồng cà phê, trọng tài xử lý mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ thành viên và hợp tác quốc tế. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan (thiếu nguồn tài chính, thiếu người, thiếu cơ sở vật chất, thiếu sự trợ giúp của Nhà nước thông qua chuyển giao

xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây

quyền hạn,...) nên trong thời gian qua các tổ chức vẫn chưa thể hiện trọn vẹn các chức năng của mình.

Chúng ta không có một tổ chức thương nghiệp đủ lớn để có thể đứng ra giữ và bình ổn giá thu mua cho người sản xuất, xây dựng kho bảo quản đạt tiêu chuẩn quốc tế nên hoạt động xuất khẩu cà phê nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào niên vụ sản xuất do đó hoàn toàn phụ thuộc vào biến động của thị trường quốc tế trong năm đó. Những năm sau giá cà phê thế giới tụt xuống thấp chúng ta vẫn phải xuất, nhưng năm sau nữa khi giá tăng vọt thì ta lại không có hàng lưu kho để chớp lấy cơ hội nên luôn luôn bị thua thiệt so với các nước có hệ thống kho và tái chế phục vụ xuất khẩu. Ở đây chúng ta thiếu vắng một cơ quan có quyền lực tập trung, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một cách thống nhất để vừa tránh được tình trạng lộn xộn trên thị trường vừa nâng cao sức cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế, cũng như bảm đảm lợi ích hài hoà giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất cà phê.

2.5. Chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu còn chưa phát huy tác dụng.

Chế độ chính sách áp dụng đối với sản xuất và kinh doanh cà phê còn có chỗ chưa hợp lý. Việc Nhà nước áp dụng chế độ phụ thu đánh vào nhà sản xuất nhưng thực chất cuối cùng nó lại có tác động như một loại thuế gián tiếp đánh vào người trồng cà phê, do họ không nắm được nguồn thông tin nhanh như các doanh nghiệp. Do vậy mà việc xác định thời điểm và mức đánh phụ thu là rất quan trọng để không ai bị thiệt hại nặng. Mặt khác phải đảm bảo phụ thu khi giá cao, đến khi giá thấp phải tiến hành hỗ trợ kịp thời. Khi Nhà nước đề ra các chính sách thì rất đúng đắn nhưng khi thực hiện lại không đáp ứng được chính sách đề ra. Do vậy trong thời gian tới nhất thiết phải nhanh chóng tổ chức lại hoạt động này để người nông dân yên tâm sản xuất vì họ vốn đã rất dao động khi tham gia sản xuất cà phê, nếu 2 ba vụ liền mà đều bị thua lỗ thì họ sẽ phá bỏ diện tích cà phê đã trồng để chuyển sang trồng cây khác.

Tóm lại, những yếu kém còn tồn tại trong quá trình phát triển ngành cà phê nước ta hiện nay là do các nguyên nhân chủ quan và khách quan này tạo nên. Để tiếp tục phát triển trong thời gian tới, khắc phục những điểm bất lợi và khó khăn thì ngành cà phê Việt Nam cần phải cố gắng nỗ lực phát triển một cách tích cực và

xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây” ppt (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)