1. Chọn và lai tạo giống cà phê chất lượng tốt, năng suất cao.
Cũng như các loại cây lâu năm khác, việc chọn giống đòi hỏi một thời gian dài, nhiều khi hàng chục năm. Nếu không có phương hướng đúng đắn ngay từ đầu sẽ dẫn đến tốn kém không ít công sức và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và xuất khẩu cà phê. Việc đầu tư vào chọn giống cà phê chỉ ra một triển vọng lớn trong việc trồng cà phê, nâng cao năng suất chất lượng cà phê.
Những công trình chọn và lai tạo giống mới của một số nước trong những năm gần đây cho thấy những kết quả khả quan, tạo tiền đề cho việc đổi mới trồng cà phê ở một số nước.
Những năm gần đây, với việc hợp tác khoa học kỹ thuật với Cu Ba, chúng ta đã nhập nội được một số giống cây cà phê cao sản như: Banbon, Caturra, Amerello, Catuar rogio,... bước đầu nhân giống một số ra đại trà có kết quả. Đặc biệt là giống cà
xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây
phê Caturra cho năng suất cao và phù hợp với nhiều địa phương chịu rét giỏi, chịu hạn giỏi.
Một tập đoàn 29 chủng loại cà phê không bệnh cao cũng được theo dõi để chọn và đưa ra sản xuất. Việc tuyển chọn và lai tạo giống không những đòi hỏi giống mới phải có năng suất, chất lượng sản phẩm cao mà còn đòi hỏi đặc tính di truyền tốt.
Như vậy, chọn và lai tạo giống tốt là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê. Có thể nói, công việc này có vị trí quan trọng đầu tiên cho việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu. Do đó, cần phải tăng cường đầu tư phối hợp với viên EAKMAT, các trung tâm nghiên cứu có liên quan, vừa nghiên cứu tuyển chọn vừa xây dựng quy trình canh tác thích hợp cho từng vùng, một mặt sản xuất và cung cấp giống tốt và dịch vụ kỹ thuật cho các địa phương trong khu vực.
2. Đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê hiện có.
Trong những năm qua diện tích cà phê nước ta tăng một cách ồ ạt, cùng một lúc chúng ta vừa phải mở rộng diện tích vừa phải lo tăng cường đầu tư thâm canh trong điều kiện vốn bị hạn hẹp, vì thế mà trình độ thâm canh còn thấp ảnh hưởng đến cấn đối nước-vườn và cân đối chủng loại Robusta - Arabica. So với khả năng thực tế thì mức năng suất ở nước ta chưa cao và còn không đồng đều. Hơn nữa việc mở rộng diện tích cà phê mang tính chất phong trào, tự phát nên không ít diện tích cà phê đã trồng nhưng kém hiệu quả. Chính vì vậy ta phải tiến hành đánh giá lại chất lượng vường cây cà phê, thanh lý những diện tích kém hiệu quả, tập trung đầu tư trên số diện tích cà phê có hiệu quả hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Về hướng đầu tư thâm canh, cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản như sau:
- Tập trung mọi nỗ lực vào việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho thâm canh bởi vì cây cà phê không yêu cầu chi phí hàng năm rất lớn.
- Tập trung giải quyết tốt vấn đề đáp ứng nhu cầu về phân bón cho thâm canh. Theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê trong thời kỳ kinh doanh cứ hai năm phải bón một lần phân hữu cơ với khối lượng từ 12-15tấn/ha và hàng năm mỗi ha cà phê cần bón khoảng 200kg đạm nguyên chất 100kg Kali và 200kg lân. Cung cấp phân bón yêu cầu cho thâm canh cà phê là rất ít, còn thiếu nhiều. Chính vì vậy phải kết hợp với chăn nuôi, tăng cường sản xuất và nhập khẩu phân vô cơ, chú ý trồng cây phân xanh, mở rộng hệ thống dịch vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu phân bón cho thâm canh cây cà phê.
- Tập trung giải quyết vấn đề nước tưới cho cà phê. Tưới nước cho cà phê là vấn đề khó khăn đối với 2 vùng cà phê lớn là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thực tiễn
cho thấy dù đã đầu tư vào khâu này rất lớn song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cây cà phê. Nguồn nước mạnh hiện nay đang rất thiếu do nạn phá rừng. Nguồn nước ngầm cũng cạn dần do quá trình giếng khoan khai thác, nước ngầm rừng bị phá nặng nề. Mặt khác thiết bị máy tưới ống dẫn, nguồn năng lượng cho máy tưới có nhiều khó khăn, điều đó ảnh hưởng lớn đến năng suất cà phê. Do đó cần phải thực hiện các biện pháp sau:
+ Trồng rừng là biện pháp quan trọng, có tác dụng lâu dài. + Xây dựng hệ thống điện để tiếp thu nguồn điện lưới quốc gia. + Cung cấp đầy đủ các thiết bị dùng cho việc tưới nước.
- Cần chú ý đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê.
Thực tế cho thấy rằng sự phá hoại của sâu bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất. Khi quy mô sản xuất được mở rộng thì vấn đề sâu bệnh, cỏ dại càng cần được chú ý. Đây chính là vấn đề có ý nghĩa to lớn, góp phần vào tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ, khuyến khích cà phê ngoài quốc doanh đẩy mạnh thâm canh sản xuất, bởi vì hiện nay, cà phê ngoài quốc doanh đã chiếm ngoài 30% diện tích cà phê cả nước.
- Mở rộng diện tích cây cà phê chè giảm sự chênh lệch về chủng loại cà phê.
Sản xuất cà phê nước ta thời gian qua chủ yếu là cà phê vối chiếm tỷ trọng khoảng 90% về diện tích cà phê chè chỉ 10% diện tích. Điều này gây thiệt hại cho chúng ta vì cà phê chè được ưa chuộng hơn và giá cũng cao hơn từ 20-30%, thậm chí có lúc cao hơn 42,5%. Hơn nữa, đầu tư và xây dựng cơ bản cho một ha cà phê vối, cà phê dù có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn; tỷ suất lợi nhuận cao thể hiện ở chỗ.
+ Cà phê chè được trồng chủ yếu ở miền núi phía Bắc, giá ngày công lao động thấp.
+ Cà phê trồng trong điều kiện không tưới nước hoặc tưới nước bổ sung thấp, đầu tư thuỷ lợi thấp.
+ Cà phê chè có thời gian kiến thiết cơ bản ngắn. 3. Cải tiến các chính sách hỗ trợ sản xuất.
3.1. Chính sách thuế nông nghiệp.
- Nên thu thuế theo hạng đất và theo sự biến động của giá cả thị trường với mục đích điều tiết để xây dựng giá bảo hiểm cho sản xuất khi giá cà phê thế giới giảm xuống thấp. Vừa qua hàng vạn ha cà phê bị chặt, nguyên nhân cơ bản là do sự quản lý
xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây
vĩ mô yếu kém, không có hệ thống giá bảo hiểm (trên cơ sở nguồn lợi của ngành để ổn định ngành).
- Đối với vùng đất trống, đồi trọc được đưa vào sản xuất nông nghiệp nên có thời gian miễn giảm thuế dài hơn để khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích trên đất này, nhằm nâng cao sản lượng và chất lương cà phê xuất khẩu.
Cụ thể là: sau 3 năm đến 5 năm kể từ khi vườn cây đưa vào khai thác thì mới được thu thuế.
3.2. Chính sách hỗ trợ về vốn:
* Đối với các doanh nghiệp quốc doanh.
Chỉ thực hiện đầu tư với các đơn vị quốc doanh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Việc đầu tư này cần hướng vào một số vấn đề cơ bản sau:
- Cần đầu tư cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng, có tác dụng lớn trên cả vùng sản xuất cà phê rộng lớn nhất định. Trước hết coi trọng khâu đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ cho việc tưới nước, hệ thống giao thông, các cơ sở chế biến có trình độ khác, hệ thống kho tàng bảo quản sản phẩm, các cơ sở dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị, dịch vụ mua bán vật tư sản phẩm.
- Khi đầu tư thì một phần vốn đầu tư do ngân sách cấp, phần khác Nhà nước cho vay hoặc phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm để huy động vốn trong dân.
- Mọi công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành phải giao cho các cơ quan nhất định quản lý, sử dụng. Những cơ quan này có trách nhiệm khai thác các công trình qua dịch vụ sản xuất hoặc thu lệ phí sử dụng công trình đó để hoàn vốn nâng cấp. * Đối với tư nhân, hộ gia đình.
Nhà nước cần áp dụng chính sách cho vay dài hạn với việc mở rộng diện tích cà phê và cho vay ngắn hạn đối với cà phê thâm canh. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường cà phê mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý.