Giải pháp trong xây dựng và xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ ở việt nam (Trang 137 - 140)

M Số laođộng (nghìn người)

3. MỘT SÔ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHAU LAO ĐỘ N G TẠI C H Ỗ ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1.5. Giải pháp trong xây dựng và xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo việc làm cho người lao động.

tiếp nước ngoài nhằm tạo việc làm cho người lao động.

Để tăng cường thu hút F D I cũng như nâng cao số lượng và chất lượng việc làm qua F D I các nước nhận đầu tư phải có phương hướng để xây dựng các dự án đầu tư có tính hấp dẫn và có sức thuyết phục các nhà đẩu tư nước ngoài. Ở Việt Nam , trừ một số thành phố lớn như Hà Nội và thành phố H ồ Chí Minh, nhìn chung các địa phương còn thiếu những cán bộ có đủ năng lực để xây dựng các dự án gọi đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, do chưa có quy hoạch tổng thể nên các dự án đầu tư không có đủ căn cứ xác đáng. Một tình trạng phổ biến

ạ Việt Nam là trong xây dựng các dự án đầu tư, các ngành, địa phương đều xuất phát từ khả năng sản xuất của địa phương, của ngành m à ít hoặc không quan tâm tới cầu của thị trường thế giới, nhu cầu của phía đối tác nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động xây dựng và xét duyệt các dự án đầu tư góp phần tăng cường thu hút F D I và tạo việc làm cho người lao động Việt Nam chúng ta phải thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất là, phải có quy hoạch và xây dựng được chiến lược phát triển trung và dài hạn của từng ngành từng địa phương. Hơn nữa, việc xây dựng các dự án đầu tư đòi hỏi phải có sự nghiên cứu nhu cầu thị trường. Các dự án đầu tư phải được xây dựng trên cơ sạ nhu cầu thị trường và khả năng của địa

phương, ngành và doanh nghiệp trong đó phải đặt nhu cầu của thị trường lên hàng đầu.

T h ứ hai là, để phát huy vai trò tạo việc làm cho người lao động của đầu tư nước ngoài thì quan điểm tạo việc làm cần được đưa vào trong quá trình xây dựng và xét duyệt các dự án. Các địa phương, các ngành khi xây dựng các dự án gọi đầu tư nước ngoài thường quan tâm nhiều tới các chỉ tiêu kinh tế và kỷ thuật còn các chỉ tiêu về việc làm như số việc làm, tỷ lệ vốn/lao động... chưa được quan tâm đúng mức. Tinh trạng khi xét duyệt các dự án đầu tư cũng

vậy, các cơ quan có thẩm quyền cũng chỉ quan tâm nhiều tới các chỉ tiêu như vốn, công nghệ, thị trường. Để các dự án F D I phát huy được vai trò tạo việc làm của mình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp đặc biệt là nâng cao chất lượng việc làm thì khi xây dựng cũng như xét duyệt các dự án đầu tư các chỉ tiêu như Vốn đầu tư/chỗ làm việc, số lượng việc làm trực tiếp, số lượng việc làm gián tiếp... cần được xem như là những chỉ tiêu kinh tế- xã hội cần phải được xét đến.

T h ứ ba là, ngoài những chỉ tiêu cụ thể được xem xét trong các luận chứng kinh tế kỷ thuật khi xây dựng và xét duyệt các dự án đầu tư như đã nói ở trên, chúng ta phải có quan điểm rõ ràng nhất quán, đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng lâu dài của các dự án F D I đối với việc làm và lao động. Một số nội dung cần phải chú ý khi xây dựng và xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài như: lựa chọn ngành ưu tiên thu hút FDI; lựa chọn dự án trong cùng một ngành một

lĩnh vực; lựa chọn đối tác đầu tư; thu hút đầu tư nước ngoài gắn liền với quy hoạch quốc gia và chiến lược phát triển vùng. Trong điều kiện nước ta còn thiếu vốn và công nghệ, thì không nên ưu tiên những dự án đầu tư vào các ngành tập trung vốn m à ít tạo việc làm và trình độ công nghệ không cao như các dự án thuộc ngành dịch vụ. M à nên thu hút F D I vào các dự án thuộc ngành Công nghiệp, Nông- Lâm- Ngư nghiệp, Xây dựng là những ngành sử dụng tương đối nhiều lao động và có khả năng tạo việc làm gián tiếp. Bưu chính viễn thông trực tiếp liên quan đến kỷ thuật công nghệ, lại đang phát triển với tốc độ cao, cũng

cần được ưu tiên đầu tư, để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoa đất nước. Còn trường hợp lựa chọn các dự án trong cùng một lĩnh vực cần ưu tiên những dự án có trình độ công nghệ cao và tạo ra những chỗ làm có chất lượng tốt. Đố i với các dự án sử dụng nhiều lao động như các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp thì cần xem xét đến khỹ năng tạo việc làm gián tiếp. Hiệu quỹ của các dự án đầu tư còn phụ thuộc vào năng lực về vốn, về công nghệ cũng như quan điểm đầu tư của các đối tác đầu tư. Các công ty xuyên quốc gia là những đối tác có nguồn vốn, nguồn kỹ thuật, kinh nghiệm quỹn lý, mức độ tin cậy về kinh tế cao, do vậy phỹi ưu tiên thu hút những đối tác là các công ty xuyên quốc gia đến từ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Hiện nay nước ta đã mở rộng quan hệ với nhiều nước tư bỹn phát triển và trên thực tế cũng có nhiều công ty có tầm cỡ thăm dò và đã đẩu tư vào Việt Nam. Trong từng ngành từng lĩnh vực chúng ta phỹi có ưu tiên riêng về việc lựa chọn đối tác. Phương án tốt nhất là kêu gọi được những nhà đầu tư có thế mạnh nhất trong mỗi lĩnh vực, ví dụ các dự án trong ngành công nghiệp nặng thì ưu tiên thu hút các nhà đầu tư từ Nhật Bỹn, Mỹ, các dự án trong nông nghiệp thì thu hút các nhà đầu tư Châu Âu, công nghiệp hàng tiêu dùng thì thu hút các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan.Tuy nhiên, để làm được điều đó không phỹi là dễ dàng, do vậy trước mắt chúng ta vẫn cần tận dụng mọi cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước, tạo việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho người lao động.

Thứ n ă m là, mỗi địa phương khi xây dựng hay xét duyệt dự án đầu tư cũng cần quan tâm đến chiến lược phát triển vùng và địa phương mình. Tuy thuộc vào trình độ kinh tế, trình độ lao động, nguồn lực sẵn có để ưu tiên xét duyệt các dự án đầu tư một cách phù hợp. M ỗ i dự án được thực hiện sẽ thu hút lao động trước hết ở địa phương có dự án và sau đó là các nơi khác. Các dự án được thực hiện sẽ khuyến khích người dân địa phương nâng cao trình độ để tìm việc làm ở chính quê hương mình. Ở thành thị các lĩnh vực đầu tư cũng đa dạng hơn và được các nhà đầu tư ưa thích hơn do có nhiều điều kiện thuận lợi,

tuy vậy các cơ quan có thẩm quyền cũng phải cẩn thận suy xét để có sự lựa chọn thích hợp, chứ không phải tiếp nhận đầu tư một cách tự do không quan tâm

đến quy hoạch và ưu tiên của thành phố. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn, các dự án FDI có thể làm thay địi bộ mặt của nông thôn Việt Nam không chỉ tác

động trực tiếp của nó m à còn kéo theo nhiều hiệu ứng tích cực khác nữa như phát triển các ngành dịch vụ, các ngành phụ trợ.

Cuối cùng, cần phải kiểm soát chặt chẽ việc thành lập cũng

như hoạt động của các KCN, KCX. Trong xây dựng mói, áp dụng m ô hình K C N với quy m ô khác nhau, chú trọng các KCN vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp tạ các vùng nông thôn để phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh xây dựng các K C N tại vùng nông thôn, miền núi vừa là biện pháp hữu hiệu góp phần phát triển kinh t ế nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngưòi dân nông thôn. Tuy vây, cần phải có quy hoạch, quản lý không để phát triển tràn lan. Cần phải rà xoát chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng để xá định hợp lý giá cho thuê lại đất trong các KCN, đồng thòi đảm bảo hỗ trợ các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường, điện, nước, thông tin liên lạc) đến tận hàng rào các KCN, un đãi ở mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ với K C N (xây dựng nhà ở cho công nhân, cơ sở khám chữa bệnh, trường dạy nghề cho người lao

động ở khu công nghiệp...)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ ở việt nam (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)