Nghiên cứu cây đậu đỗ trong hệ thống canh tác đất dốc

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 27 - 30)

Cây đậu đỗ có khả năng cải tạo đất nhờ việc cố định nitơ tự do thông qua hoạt động của vi khuẩn nốt sần cộng sinh với bộ rễ cây họ đậu. Ng−ời ta đã xác định đ−ợc sau mỗi vụ trồng cây họ đậu đã cố định và bổ sung vào đất l−ợng N nh− sau: 60-80 kg N/ha (đậu t−ơng), 70-110 kg N/ha (lạc). Nhờ khả năng cố định N này, sau khi thu hoạch thành phần hoá tính của đất trồng đ−ợc cải thiện rõ rệt, l−ợng N trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật háo khí trong đất đ−ợc tăng c−ờng, có lợi đối với các cây trồng sau, nhất là đối với các loại cây trồng cần sử dụng nhiều N. Ngoài khả năng cố định N khí quyển ra, cây họ đậu còn có khả năng hấp thụ các chất khoáng khó hoà tan ở tầng đất d−ới đặc biệt là P và K, làm giàu dinh d−ỡng cho tầng đất mặt. Mặt khác, sau khi thu hoạch, gốc và rễ của chúng cùng với thân lá rụng xuống để lại cho đất một l−ợng chất hữu cơ đáng kể, góp phần nâng cao độ phì của đất, giảm đ−ợc xói mòn. (Nguyễn Văn Quán, 1984) [24].

Nghiên cứu trồng lạc 3 năm (6 vụ) ở vùng đất dốc. Nguyễn Văn Tuấn (1997) [35] cho thấy trồng lạc có tác dụng phủ xanh đất dốc, phủ xanh đất đồi núi trọc, cải thiện môi tr−ờng sinh thái, chống bốc hơi n−ớc, chống xói mòn rửa trôi đất, bảo vệ và làm tăng độ phì đất. Cụ thể là: làm tăng pH đất (tăng 0,5 đơn vị); làm tăng hàm l−ợng các chất dinh d−ỡng trong đất (mùn tăng 0,38%, N tổng số tăng 0,01%, lân tổng số tăng 0,008%), tăng hàm l−ợng các chất dễ tiêu trong đất (lân dễ tiêu tăng 4,54 mg; Kali trao đổi tăng 1,82 mg; CEC tăng 2,061 lđl; Tổng Ca+2, Mg+2 tăng 2,5 mg). Trồng lạc ở vùng đất dốc có tác dụng giải quyết nguồn phân chuồng thiếu hụt trong quá trình thâm canh

cây ăn quả đặc sản. Về tác dụng của phân khoáng đối với sự sinh tr−ởng và năng suất lạc, tác giả cho rằng bón phân khoáng N, P, K với liều l−ợng hợp lý ở vùng đất dốc bạc màu đã làm tăng các chỉ tiêu sinh tr−ởng của cây, tăng các chỉ tiêu cấu thành năng suất, dẫn đến tăng năng suất chất xanh, tăng năng suất lạc củ ở cả 2 vụ gieo trồng (vụ xuân và vụ thu). Hiệu quả phân khoáng cho cao nhất khi phối hợp N, P, K với hàm l−ợng 40 N, 90 P2O5, 60 K2O hay tỷ lệ N: P: K = 4: 9: 6 cho lạc xuân. Với liều l−ợng 30 N, 60 P2O5, 30 K2O hay tỷ lệ N: P: K = 3: 6: 3 cho lạc thu. Nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho lạc, Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn (1979) cho rằng các tỉnh phía Bắc l−ợng phân bón thích hợp cho lạc có thể là: N20 P80 K40 [5]. Trên đất bạc màu Hà Bắc, theo Nguyễn Thị

Dần (1976) phân bón thích hợp cho cây đậu đỗ là 30 kg N, 90 kg P2O5, 60 kg

K2O và 10 tấn phân chuồng/ha, lạc xuân đạt 2,0-2,5 tấn/ha, lạc thu 0,9-1,1 tấn/ha, đậu t−ơng đạt 10,0-12,5 tạ/ha, tỷ lệ N: P: K thích hợp trên nền 10 tấn phân chuồng là 1: 3: 2 [2].

Sử dụng phân khoáng, phối hợp giữa đạm, lân và vôi trong thâm canh không những chỉ nâng cao năng suất cũng nh− hiệu quả kinh tế của lạc và đậu t−ơng mà còn có tác dụng tạo ra một khối l−ợng chất xanh lớn, làm tăng độ che phủ đất và cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất qua các tàn d− thực vật. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc cải tạo vùng đất đồi thoái hoá, chua và nghèo chất hữu cơ ở trung du và miền núi. Tác giả Trần Danh Thìn (2001) [30] cho thấy việc cải thiện chế độ dinh d−ỡng đất bằng việc bón đạm, lân và vôi riêng rẽ hoặc kết hợp đã có tác dụng rõ rệt trong việc khắc phục hạn chế của các yếu tố dinh d−ỡng đất, nâng cao năng suất đậu t−ơng và lạc. Tuy nhiên, bón kết hợp cho năng suất và hiệu quả phân bón cao hơn đáng kể so với bón riêng rẽ. Bón kết hợp cả 3 yếu tố N, P, CaO cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất ở cả hai nền phân cao và thấp. Đối với đất đồi chua, nghèo dinh d−ỡng, bón với l−ợng phân cao 100 kg N + 150 kg P2O5 + 500 kg CaO +

50 kg K2O/ha đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế của đậu t−ơng và lạc cao. Song song với bón phân đảm bảo d−ỡng chất cho cây trồng thì biện pháp quản lý dinh d−ỡng tổng hợp và kỹ thuật che phủ đất cho hiệu quả đáng kể, theo Phan Quốc Gia (2003) [10] nhờ áp dụng biện pháp trên đã làm tăng nhiệt độ và ẩm độ đất trồng, tăng tỷ lệ nảy mầm, cây sinh tr−ởng khoẻ, ra lá nhanh, tăng khả năng tích luỹ chất khô, rút ngắn thời gian sinh tr−ởng và cho năng suất cao hơn làm theo kỹ thuật truyền thống của địa ph−ơng. Tốt nhất là kỹ thuật quản lý dinh d−ỡng tổng hợp INM (INM - Intergrated Nutrition Management) che phủ màng PE sau đó đến INM phủ rơm. Khi áp dụng INM có che phủ đất và vùi thân lá cây đậu đỗ sau thu hoạch. Độ phì đất đ−ợc cải thiện làm tăng hàm l−ợng các d−ỡng chất nh− mùn, N tổng số, lân dễ tiêu và kali trao đổi. Trong đó cây lạc có tác động hiệu quả nhất đến cải thiện độ phì đất. Trong hệ thống luân canh, cây ngô sinh tr−ởng khoẻ và cho năng suất cao hơn nếu đ−ợc luân canh trồng sau cây đậu đỗ đặc biệt là cây lạc.

Đánh giá khả năng phát triển và thích ứng của các giống đậu đỗ trong điều kiện của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trần Danh Thìn (2001) [30] cho rằng các giống đậu t−ơng AK05, VX93 và K30 là những giống cho năng suất khá cao trong vụ xuân, còn trong vụ hè các giống DT84, DT93 và K30 có khả năng cho năng suất cao. Với các giống lạc nh−: BG78, số 6, LVT, 75/23, V79 là những giống có khả năng cho năng suất cao trong điều kiện vụ xuân. Các giống đậu xanh nh−: 044, ĐX06 phát triển tốt trên đất đồi thoái hoá, tác giả đề nghị nên mở rộng diện tích gieo trồng các giống đậu đỗ trên đồng thời tiếp tục khảo nghiệm thêm các giống đậu đỗ mới trên các tiểu vùng sinh thái khác nhau đển đảm bảo kịp thời bổ sung cho sản xuất.

Cây đậu đỗ thực phẩm đ−ợc coi là cây trồng quan trọng ở Việt Nam, chúng là cây trồng xen, trồng gối và tăng vụ trong nông nghiệp. Trồng cây đậu đỗ nhằm mục đích thực phẩm và cải tạo đất đ−ợc coi là h−ớng chiến l−ợc trong phát triển nông nghiệp. Trồng xen, trồng gối cây đậu đỗ với các cây

l−ơng thực nh− ngô, khoai, sắn… là hình thức canh tác rất quen thuộc của nông dân Việt Nam, đặc biệt là trên những vùng đất cao, trung du và miền núi (Trần Văn Lài, 1996) [14].

Trong các hệ thống luân canh vùng đồi núi phía Bắc, cây đậu đỗ thực phẩm có ý nghĩa to lớn về kinh tế và cải tạo đất (Nguyễn Công Thuật, Lê Văn Thuyết, 1996) [31] khả năng cố định N sinh học của bộ rễ cây họ đậu là một lợi thế quan trọng cho phép sản xuất cây đậu đỗ trên nhiều loại đất và có mặt phổ biến trong các hệ thống luân canh, xen canh và tăng vụ. Các công thức luân canh chủ yếu có cây đậu đỗ là:

Ngô xuân xen đậu t−ơng (lạc) - Lúa mùa sớm Lạc (đậu t−ơng) xuân - Ngô hè thu

Ngô xuân xen đậu t−ơng - Đậu t−ơng hè thu

Trong các hệ thống nông lâm kết hợp, trồng xen các cây đậu đỗ d−ới tán cây ăn quả, cây công nghiệp và cây rừng trong những năm khi cây ch−a khép tán đã tỏ ra có hiệu quả cao về kinh tế lẫn duy trì và nâng cao độ phì đất, góp phần tích cực vào việc phát triển nông - lâm nghiệp bền vững vùng cao. Đặc biệt trên đất bạc màu trung du, cây đậu đỗ thực phẩm còn có ý nghĩa về mặt tăng vụ, tăng thêm thu nhập cho ng−ời dân. (Trần Văn Diễn và cộng sự, 1996) [3]. Mặt khác, việc bố trí cây đậu đỗ trong các công thức luân canh, tăng vụ, trồng xen, trồng gối là giải pháp tích cực cho phép sử dụng một cách có hiệu quả nhất về các điều kiện đất đai, khí hậu và lao động ở vùng trung du, miền núi phía Bắc n−ớc ta (Nguyễn Hữu Đông và cộng sự, 1996) [9].

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 27 - 30)