ĐIều kiện kinh tế x∙ hội của huyện đIện biên

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 50 - 51)

có tầng mỏng, dốc > 250 cần khoanh nuôi phục hồi lại rừng + Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs)

4.2. đIều kiện kinh tế x∙ hội của huyện đIện biên

Dân số của huyện Điện Biên năm 2003 là 110.997 ng−ời, năm 2004 có sự biến động về dân số, do việc điều chỉnh lại địa giới hành chính, thực hiện cắt chuyển thị trấn M−ờng Thanh của huyện sang thành phố Điện Biên Phủ quản lý. Hiện nay, toàn huyện có 18 xã với 101.938 ng−ời gồm 10 dân tộc chung sống. Đông nhất là dân tộc thái (51%), sau đến là các dân tộc: Kinh (31%), H'mông (8%), Khơ Mú (5%), Lào (3%) còn lại là một số dân tộc khác. Điều này đã tạo nên một nét đa dạng trong bản sắc văn hoá, xã hội và nhân văn của vùng. Sự phân bố xen kẽ giữa ng−ời kinh và các dân tộc thiểu số đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong lối sống và tập quán canh tác của ng−ời dân bản địa. Mật độ dân số trung bình của huyện t−ơng đối thấp 62 ng−ời/km2 (xem phụ lục) phân bố dân số không đều, th−ờng tập trung ở các xã trong vùng lòng chảo, địa hình t−ơng đối bằng phẳng, điều kiện sản xuất thuận lợi, ng−ời dân có kinh nghiệm và trình độ canh tác lúa n−ớc. Huyện Điện Biên có cánh đồng M−ờng Thanh rộng lớn là vựa lúa của Tây Bắc, hàng năm đã góp phần nâng cao đáng kể sản l−ợng l−ơng thực cho huyện. Sản l−ợng l−ơng thực quy thóc đạt 69.993 tấn. Bình quân l−ơng thực đầu ng−ời đạt 680 kg/ng−ời/năm. Là một huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh nh−ng tỉ trọng nông - lâm nghiệp đóng góp trong tổng sản phẩm xã hội chỉ ở mức 43,5%, còn lại là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Do điều kiện đặc thù của một huyện miền núi có nhiều lợi thế về điều kiên tự nhiên và lịch sử. Mặc dù kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nh−ng nhìn chung cuộc sống của ng−ời dân miền núi đặc biệt là các dân tộc thiểu số sinh sống trên những vùng đất dốc còn nhiều khó khăn, diện đói nghèo còn khá phổ biến, theo thống kê tỉ lệ hộ đói nghèo hàng năm của huyện có giảm nh−ng còn ở mức cao (21,3%). Đất dốc chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện (85%), trên những diện tích này, điều kiện canh tác khó khăn, tập quán sản xuất của ng−ời dân còn lạc hậu, chủ yếu

vẫn là trồng trọt độc canh, manh mún và tự cấp, cây trồng chính vẫn là các cây l−ơng thực nh−: lúa n−ơng, ngô, sắn nh−ng năng suất thấp. Sự độc canh cây l−ơng thực trong một thời gian dài trên đất dốc đã làm cho đất bị suy thoái nặng nề, do xói mòn và cạn kiệt dinh d−ỡng đất dẫn đến năng suất cây trồng giảm đi nhanh chóng. Kết quả là cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám cuộc sống của ng−ời dân nơi đây. Vấn đề xác định phải đa dạng hoá cây trồng trong các mô hình canh tác đất dốc để vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa nâng cao độ phì và bảo vệ đất dốc, hạn chế xói mòn rửa trôi, phát triển nông nghiệp bền vững đang là một yêu cầu bức xúc của Điện Biên.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)