Hiệu quả kinh tế của trồng xen trên đất dốc

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 78 - 81)

II Yếu tố kinh tế xã hộ

4.5.9.Hiệu quả kinh tế của trồng xen trên đất dốc

Để tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen trên đất dốc. Tr−ớc hết, chúng tôi xác định sản l−ợng cây trồng thực thu của các công thức thí nghiệm, giá trị sản l−ợng trên các công thức thí nghiệm đ−ợc tính trên cơ sở giá của từng loại sản phẩm cây trồng tại thời điểm. Kết quả tính toán đ−ợc ghi lại ở bảng 4.20.

ở công thức trồng xen, do các cây trồng đ−ợc bố trí theo một tỷ lệ xen theo băng nhất định nên diện tích gieo trồng của từng loại cây trồng luôn thấp hơn so với chính nó ở công thức đối chứng trồng thuần. Do vậy sản l−ợng thu đ−ợc của từng loại cây trồng trên ô thí nghiệm ở công thức trồng xen luôn thấp hơn so với chính nó ở công thức đối chứng trồng thuần. Tuy nhiên, xét về giá trị sản l−ợng thu đ−ợc ở các công thức trồng xen lạc và đậu t−ơng với cây l−ơng thực cho thấy do đ−ợc bù lại bởi năng suất của cây trồng xen (lạc hoặc đậu t−ơng) mà giá trị sản l−ợng thu đ−ợc cao hơn so với đối chứng trồng thuần cây l−ơng thực t−ơng ứng.

Bảng 4.20: Sản l−ợng cây trồng thực thu và giá trị sản l−ợng trên các công thức thí nghiệm.

Sản l−ợng (kg/ha) Giá trị sản l−ợng (1000 đ/ha)

Công thức

Ngô L.n−ơng Đ.t−ơng Lạc Ngô L.n−ơng Đ.t−ơng Lạc Cộng

DT84 thuần 1.570 9.420 9.420 75/23 thuần 1.690 15.210 15.210 LVN10 thuần 4.240 8.480 8.480 LVN10 + DT84 2.616 580 5.232 3.480 8.712 LVN10 + 75/23 2.754 560 5.508 5.040 10.548 LN93-1 thuần 2.580 6.450 6.450 LN93-1 + DT84 1.867 345 4.668 2.070 6.738 LN93-1 + 75/23 2.107 390 5.268 3.510 8.778 Ghi chú: Ngô thịt = 2000 đ/kg, Lúa n−ơng thịt = 2500 đ/kg, Đậu t−ơng thịt = 6000 đ/kg, Lạc thịt = 9000 đ/kg

Chi phí Công thức sản lGiá trị −ợng (1000đ/ha) Vật chất (1000đ/ha) Lao động (Công/ha) Thu nhập thuần (1000đ/ha) Giá trị 1 ngày công (1000đ/công) DT84 thuần 9.420 2.263 240 7.157 29,8 75/23 thuần 15.210 3.841 350 11.369 32,5 LVN10 thuần 8.480 2.952 290 5.528 19,1 LVN10 + DT84 8.712 2.576 260 6.136 23,6 LVN10 +75/23 10.548 3.274 300 7.274 24,2 LN93-1 thuần 6.450 2.864 270 3.586 13,3 LN93-1 + DT84 6.738 2.512 250 4.226 16,9 LN93-1 + 75/23 8.778 3.018 280 5.760 20,6

- Các công thức trồng thuần cây l−ơng thực

+ Hiệu quả kinh tế của lúa n−ơng trồng thuần cho thu nhập thuần là 3.586.000 đồng/ha với giá trị ngày công là 13.000 đồng/công, đây là công thức cho hiệu quả thu nhập thấp nhất trong các công thức thí nghiệm.

+ Ngô trồng thuần cho hiệu quả thu nhập thuần đạt 5.528.000 đồng/ha, giá trị ngày công là 19.100 đồng/công, trong điều kiện đ−ợc chăm sóc và bón phân, các chỉ tiêu kinh tế về năng suất, tổng giá trị sản l−ợng, thu nhập thuần và giá trị ngày công của công thức đều đạt ở mức cao hơn so với công thức trồng thuần cây l−ơng thực t−ơng ứng từ kết quả điều tra ở bảng 4.5.

Hiệu quả kinh tế mang lại từ lạc và đậu t−ơng trồng thuần trên đất dốc là rất lớn, nếu đ−ợc chăm sóc và bón phân đầy đủ. Theo chúng tôi thực hiện luân canh, xen canh các cây trồng này với cây l−ơng thực hàng năm sẽ có tác dụng nâng cao đ−ợc hiệu quả kinh tế, đồng thời cải tạo và bảo vệ đất dốc.

- ở các công thức xen canh:

+ Công thức trồng xen ngô - đậu t−ơng: thu nhập thuần đạt 6.136.000 đồng/ha tăng 10,9% so với đối chứng ngô thuần, giá trị ngày công lao động

đạt 23.600 đồng/công tăng 23,5% đối chứng. Sự giảm chi phí về vật chất và công lao động đã góp phần đáng kể nâng cao giá trị thu nhập và giá trị ngày công của công thức.

+ Công thức trồng xen ngô - lạc: cho thu nhập thuần và giá trị ngày công là 7.274.000 đồng/ha và 24.200 đồng/công tăng 31,6% và 26,7% t−ơng ứng so với trồng thuần. Tổng giá tri sản l−ợng thu đ−ợc lớn, đã nâng cao đ−ợc hiệu quả kinh tế của công thức.

+ Công thức trồng xen lúa n−ơng - đậu t−ơng: thu nhập thuần đạt 4.226.000 đồng/ha tăng 17,8% so với đối chứng lúa n−ơng trồng thuần và tăng giá trị ngày công lên 27,1%. Việc tăng tổng giá trị sản l−ợng và giảm chi phí sản xuất đã làm tăng hiệu quả kinh tế của công thức.

+ Công thức trồng xen lúa n−ơng - lạc: giá trị sản l−ợng của công thức tăng lên đáng kể so với đối chứng lúa n−ơng trồng thuần, trong khi đó chi phí lao động không tăng đáng kể, điều đó đã làm tăng giá trị thu nhập thuần và giá trị ngày công của công thức. Cụ thể: thu nhập thuần đạt 5.760.000 đồng/ha tăng 60,5% đối chứng, giá trị ngày công là 20.600 đồng/công tăng 54,9%. Nh− vậy, trồng xen lạc và đậu t−ơng với cây l−ơng thực hàng năm (ngô, lúa n−ơng) đã làm tăng hiệu quả kinh tế so với trồng thuần cây l−ơng thực.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 78 - 81)