Vai trò của cây đậu đỗ trong hệ thống canh tác trên đất dốc của huyện Điện Biên

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 57 - 60)

II Yếu tố kinh tế xã hộ

4.4. Vai trò của cây đậu đỗ trong hệ thống canh tác trên đất dốc của huyện Điện Biên

trên đất dốc của huyện Điện Biên

Trong những năm gần đây, cây đậu đỗ thực phẩm đ−ợc chú trọng phát triển mạnh trong hệ thống canh tác đất dốc của huyện Điện Biên. Hàng năm, diện tích trồng cây đậu đỗ thực phẩm mà chủ yếu là lạc và đậu t−ơng đ−ợc mở rộng. Với lợi thế đa dạng về chủng loại, có khả năng chịu hạn và thích nghi rộng nên lạc và đậu t−ơng có thể đ−ợc trồng trong mọi điều kiện tự nhiên, trong vụ xuân hay vụ hè thu. Chúng là cây trồng xen, trồng gối truyền thống của đồng bào dân tộc. Hình thức trồng xen đậu đỗ với các cây l−ơng thực nh− ngô và sắn đã thở thành ph−ơng thức canh tác quen thuộc từ lâu đời của đồng bào dân tộc vùng cao. Ph−ơng thức trồng xen này th−ờng mang lại hiệu quả kinh tế và cải tạo đất, Bên cạnh đó, cây đậu đỗ có khả năng cố định đạm khí trời, nên nó dễ phù hợp với ph−ơng thức sản xuất thô sơ và đầu t− thấp của ng−ời dân miền núi. Kết quả điều tra cho thấy các cây đậu đỗ thực phẩm đ−ợc trồng trong các công thức luân canh trên đất đồi dốc là:

Đậu đỗ - Ngô

Đậu đỗ - Đậu đỗ xen ngô Đậu đỗ xen sắn

Đậu đỗ - Lúa n−ơng Đậu xen ngô - Lúa n−ơng

Về mặt thời vụ, cây đậu đỗ th−ờng đ−ợc trồng trong vụ xuân từ tháng 3 đến tháng 6 trong hầu hết các công thức luân canh. Đây là thời kỳ có l−ợng m−a thấp, thiếu n−ớc là yếu tố hạn chế chính cho sự sinh tr−ởng, phát triển của các cây trồng khác. Việc trồng cây đậu đỗ vào thời kỳ này đã tận dụng đ−ợc một cách tốt nhất các nguồn lợi đất đai, khí hậu và nhân lực của vùng. Trên đất dốc, canh tác chủ yếu dựa vào n−ớc trời, thì cây đậu đỗ đ−ợc coi là cây trồng có hiệu quả nhất về ph−ơng diện kinh tế và cải tạo môi tr−ờng đất.

Trong mùa m−a, lạc và đậu t−ơng đ−ợc trồng thuần hoặc trồng xen với các cây l−ơng thực từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10, làm tăng độ che phủ đất, chống xói mòn, rửa trôi trên đất dốc. Khi đ−ợc hỏi về vấn đề này đa số nông dân đều cho rằng cây đậu đỗ với thân thấp và bộ lá dày có tác dụng ngăn cản xói mòn đất trong mùa m−a, giữ ẩm và hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Mặt khác, khi trồng xen đậu đỗ với các cây trồng khác có tác dụng duy trì và nâng cao độ phì của đất qua khả năng cố định đạm và một l−ợng lớn các tàn d− thực vật để lại cho đất.

Bên cạnh tác dụng cải tạo đất, sự có mặt của các cây đậu đỗ trong các công thức luân canh đã làm tăng tính đa dạng sinh học trong các hệ thống cây trồng, góp phần hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và cỏ dại đối với các hệ thống cây trồng trong hệ thống. Việc luân canh cây đậu đỗ với các cây l−ơng thực nh− lúa, ngô có tác dụng hạn chế, lây lan sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác. Khi đ−ợc hỏi về vấn đề này, đa số nông dân đ−ợc phỏng vấn đều nói rằng luân canh với cây đậu đỗ là hình thức tốt nhất có tác dụng hạn chế sâu bệnh và cải tạo đ−ợc độ phì của đất.

Trên đất dốc, với các cây trồng nông nghiệp lâu năm nh− chè, cà phê và các loại cây ăn quả. Trong thời kỳ trồng mới và thời kỳ kiến thiết cơ bản khi các loại cây trồng này ch−a khép tán, việc trồng xen cây đậu đỗ thực phẩm vào giữa hàng theo băng đồng mức là một biện pháp sản xuất có hiệu quả tốt nhất trên đất đồi dốc. Nó không những làm tăng độ che phủ đất, giữ ẩm cho đất, giảm xói mòn, tăng sự sinh tr−ởng của cây trồng chính mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho ng−ời dân, đáp ứng nhu cầu lấy ngắn nuôi dài trong tình hình phát triển kinh tế vùng đồi. Đây là mô hình đ−ợc ng−ời dân áp dụng khá phổ biến trong các mô hình nông lâm kết hợp.

Để đánh giá vai trò của cây đậu t−ơng, cây lạc trong các hệ thống cây trồng, chúng tôi đã tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế của một số hệ thống cây trồng hàng năm có cây đậu đỗ của huyện Điện Biên.

Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của một số hệ thống cây trồng có cây đậu đỗ trên đất dốc của huyện Điện Biên.

Chi phí Thu Giá trị Hệ thống cây trồng Giá trị sản phẩm (1000đ/ha) Vật chất (1000đ/ha) Lao động (Công/ha) nhập Thuần (1000đ/ha) ngày công (1000đ/ha) 1. Bỏ hoá - ngô 5.600 1.850 290 3.750 12,9 2. Đậu đỗ - ngô 12.500 3.125 560 9.375 16,7 3. Đậu đỗ - đậu đỗ xen ngô 16.900 3.670 640 13.230 20,6 4. Sắn 3.280 520 200 2.760 13,8 5. Đậu đỗ xen sắn 7.120 1.246 420 5.964 14,2 6. Bỏ hoá - lúa n−ơng 3.640 1.024 270 2.616 9,7 7. Đậu đỗ - lúa n−ơng 10.780 2.353 530 8.427 15.9 8. Đậu xen ngô - lúa

n−ơng

12.960 2.792 620 10.168 16,4

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2005)

Kết quả của bảng cho thấy: sự có mặt của các cây đậu đỗ trong các công thức luân canh đã góp phần tích cực vào việc nâng cao thu nhập cho nông dân cũng nh− sử dụng tốt các nguồn lợi lao động, đất đai và khí hậu trong vùng. Trên đất n−ơng rẫy, công thức luân canh: đậu đỗ - ngô xen đậu đỗ cho thu nhập thuần cao nhất. Việc trồng xen các cây đậu đỗ nh− lạc, đậu t−ơng với các cây l−ơng thực nh− sắn, ngô đã cho thu nhập thuần cao hơn đáng kể so với các hệ thống trồng thuần cây l−ơng thực.

Nh− vậy: có thể nói trồng lạc và đậu t−ơng vào hệ thống cây trồng trên đất dốc đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ng−ời dân và góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Tiềm năng phát triển cây đậu đỗ trên đất dốc của huyện Điện Biên còn rất lớn, nếu có sự đầu t− thâm canh một cách thích hợp thì nó không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ng−ời dân mà còn góp

phần vào việc giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, đất đai và khí hậu trong vùng. Chúng tôi cho rằng đây là một lợi thế nhằm phát triển một nền nông nghiệp đa canh bền vững trên đất dốc của huyện Điện Biên.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 57 - 60)