Ảnh h−ởng của trồng xen đến mức độ nhiễm sâu bệnh hạ

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 65 - 68)

II Yếu tố kinh tế xã hộ

4.5.4. ảnh h−ởng của trồng xen đến mức độ nhiễm sâu bệnh hạ

Trong điều kiện thời tiết thay đổi, m−a nắng xen kẽ thất th−ờng, mức độ nhiễm sâu bệnh hại trong vụ xuân hè, xuất hiện ở các công thức thí nghiệm diễn biến khá phức tạp. Trên các giống cây trồng khác nhau vào mỗi thời kì sinh tr−ởng phát triển khác nhau có những đối t−ợng sâu hại, bệnh hại khác nhau. Sâu bệnh hại đã gây ảnh h−ởng xấu đến quá trình sinh tr−ởng phát triển và làm giảm năng suất cây trồng. Kết quả theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh hại cây trồng ở các công thức đ−ợc thể hiện qua bảng 4.10.

- Đối với đậu t−ơng:

Sâu cuốn lá là đối t−ợng sâu hại phổ biến xuất hiện từ thời kì cây đ−ợc 3 - 4 lá thật, các lá đậu t−ơng bị nhiễm sâu hại th−ờng cuốn lại hoặc dính kết với nhau gây mất khả năng quang hợp. Sâu hại phát triển khá nhanh và gây hại chiếm tỉ lệ cao ở công thức trồng thuần, tỉ lệ đậu t−ơng nhiễm sâu cuốn lá là 21,3%. Vào cùng thời điểm đó trên các công thức trồng xen tỉ lệ sâu cuốn lá của đậu t−ơng là 12,9% thấp hơn 41% so với đối chứng trồng thuần. Trồng xen đã làm giảm mức độ lây lan của sây hại. Sâu đục quả xuất hiện vào thời kỳ quả non, tỉ lệ sâu đục quả trên đậu t−ơng trồng thuần là 5,8%. Trong khi đó

ở trồng xen tỉ lệ này là 3,4%. Rệp đậu t−ơng phát triển mạnh vào thời kì ra hoa làm quả, rệp chích hút làm rụng hoa, rụng quả non, vàng lá, giảm năng suất. ở công thức đối chứng trồng đậu t−ơng thuần tỉ lệ nhiễm rệp là 10,5% còn ở đậu t−ơng trồng xen chỉ chiếm 5,8%.

Bệnh gỉ sắt là bệnh nguy hiểm đối với đậu t−ơng vụ xuân, cây bị bệnh ở mặt d−ới lá xuất hiện các ổ bệnh có nhiều bào tử nấm màu gỉ sắt làm vàng lá, mất khả năng quang hợp, rụng lá sớm làm giảm số l−ợng và trọng l−ợng hạt. Thời kì làm quả tỉ lệ bệnh trên đậu t−ơng thuần là 8,5%, tỉ lệ bệnh có giảm ở công thức trồng xen.

Bảng 4.10: nh hởng của trồng xen đến tỷ lệ (%)sâu bệnh hại.

Ngô Lúa n−ơng Đậu t−ơng Lạc Sâu, bệnh Trồng thuần Trồng xen Trồng thuần Trồng xen Trồng thuần Trồng xen Trồng thuần Trồng xen I. Sâu hại Sâu cuốn lá 6,1 4,7 21,3 12,6 Sâu đục quả 5,8 3,4 Rệp 5,7 4,0 10,5 5,8 18,2 12,9 Bọ trĩ 4,5 3,1 Bọ xít 12,8 7,9 II. Bệnh hại Đốm lá 7,9 5,6 10,4 8,2 12,8 8,7 Dỉ sắt 8,5 6,5 5,9 4,4 Héo xanh 4,5 3,8 Bạc lá 9,5 6,3 Khô vằn 11,6 7,7

- Đối với lạc:

Rệp gây hại mạnh trên lạc, điều kiện ngoại cảnh có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thuận lợi cho sự phát sinh phát tr−ởng và gây hại của rệp. Rệp th−ờng tập trung ở mặt d−ới lá non, búp non của cây lạc chúng chích hút dịch lá khiến cho lá bị cong queo, rám vàng, cây kém phát triển. Qua theo dõi tỉ lệ nhiễm rệp ở lạc trồng thuần là 18,2% trong khi đó ở lạc trồng xen là 12,9%.

Bệnh đốm lá lạc xuất hiện thời kì ra hoa đến chín chủ yếu là đốm lá nâu vết bệnh tròn màu nâu có quầng vàng xung quanh, bệnh làm giảm nhanh diện tích lá, giảm c−ờng độ quang hợp, giảm khả năng tích luỹ chất khô từ đó làm giảm trọng l−ợng quả và hạt, tỉ lệ bệnh đốm nâu trên lạc ở công thức trồng xen là 8,7%, tỉ lệ này thấp hơn so với đối chứng trồng thuần là 32%. Trên lá ngoài bệnh đốm nâu chúng tôi còn thấy xuất hiện bệnh gỉ sắt nh−ng với tỉ lệ bệnh nhỏ, tuy nhiên trên lạc trồng thuần tỉ lệ bệnh vẫn cao hơn lạc trồng xen. Trên lạc còn thấy xuất hiện bệnh héo xanh. Cây héo đột ngột gây mất khoảng, tỉ lệ bệnh thấp tuy nhiên tỉ lệ bệnh trên lạc trồng thuần cao hơn tỉ lệ bệnh trên lạc trồng xen.

- Đối với ngô:

Rệp gây hại là rệp ráp gây muội. Rệp th−ờng hút nhựa ở nõn lá phần bẹ lá và bông cờ, tập trung ở các phần non. Thời kì ra hoa tỉ lệ rệp ở ngô trồng thuần là 5,7% còn trên ngô trồng xen tỉ lệ rệp là 4%. Trên ngô còn thấy xuất hiện hai loại bệnh: bệnh đốm lá và bệnh khô vằn. Bệnh đốm lá lớn xuất hiện với vết bệnh dài dạng sọc màu nâu, không có quầng vàng, th−ờng xuất hiện ở các lá già và lan dần lên trên tỉ lệ bệnh đốm lá lớn trên ngô trồng thuần là 7,9% và trên ngô trồng xen là 5,6% trong điều kiện nhiệt độ cao, nóng ẩm bệnh khô vằn xuất hiện trên lá ngô với vết bệnh to, kéo dài thành nhiều đ−ờng vằn trên lá. Thời kì ngô đ−ợc 9-10 lá ở công thức ngô trồng thuần tỉ lệ bệnh khô vằn là 1,6% trong khi đó tỉ lệ bệnh ở ngô trồng xen là 7,7%.

- Đối với lúa n−ơng:

Xuất hiện 3 đối t−ợng sâu hại chính: sâu cuốn lá, bọ trĩ và bọ xít. Thời kì lúa đẻ nhánh tỉ lệ sâu cuốn lá trên lúa n−ơng trồng thuần là 6,1%, ở công thức lúa n−ơng trồng xen với lạc và đậu t−ơng tỉ lệ sâu cuốn lá thấp hơn 4,7%, bọ trĩ xuất hiện với tỉ lệ thấp, lá lúa xoăn lại hình ống giảm khả năng quang hợp đặc biệt bọ xít gây hại vào thời kì lúa làm đòng chiếm tỉ lệ cao. ở công thức đối chứng trồng thuần tỉ lệ nhiễm bọ xít là 12,8% còn trên các công thức lúa n−ơng trồng xen tỉ lệ nhiễm là 7,9% thấp hơn so với đối chứng. Về bệnh, bệnh đốm nâu và bệnh bạc lá xuất hiện khá phổ biến trên lúa n−ơng, tuy nhiên tỉ lệ nhiễm bệnh trên lúa n−ơng trồng xen ở mức độ thấp hơn so với đối chứng trồng thuần.

Nh− vậy, qua theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng trong các công thức ở thời kì sinh tr−ởng phát triển, chúng tôi thấy tỉ lệ nhiễm sâu bệnh hại ở các công thức là khác nhau, tỉ lệ sâu bệnh ở các công thức trồng xen luôn thấp hơn so với các công thức đối chứng trồng thuần. Việc trồng xen lạc và đậu t−ơng với cây l−ơng thực hàng năm nh− ngô và lúa n−ơng trên đất dốc là một biện pháp có hiệu quả làm giảm đáng kể tỉ lệ sâu bệnh hại, nhờ làm tăng tính đa dạng sinh học của cây trồng và ngăn cản sự lây lan, gây nhiễm của các đối t−ợng sâu bệnh hại trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 65 - 68)