Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 40 - 45)

4.1. đặc đIểm đIều kiện tự nhiên của huyện Điện Biên 4.1.1. Điều kiện địa lý 4.1.1. Điều kiện địa lý

Huyện Điện Biên nằm ở toạ độ từ 20080' đến 21030' độ vĩ bắc và từ

102050' đến 103028' độ kinh đông.

Phía Bắc giáp với huyện M−ờng Chà và huyện Tuần Giáo Phía Nam giáp với huyện Sông Mã của tỉnh Sơn La

Phía Đông giáp với huyện Điện Biên Đông

Phía Tây giáp với tỉnh Phông Xa Lỳ và tỉnh Luông Pha Băng - N−ớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Huyện Điện Biên nằm về phía tây nam tỉnh Điện Biên, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Điện Biên Phủ 2 km. Một trung tâm lớn về phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá - chính trị của tỉnh Điện Biên.

Huyện Điện Biên nằm ở độ cao 500-700 m so với mặt n−ớc biển, địa hình đồi núi t−ơng đối phức tạp bị chia cắt thành 2 vùng chính:

- Vùng địa hình thấp: hình thành từ một vùng thung lũng khá bằng phẳng tạo lên cánh đồng M−ờng Thanh rộng lớn và trù phú với diện tích khoảng 5.000 ha, đ−ợc mệnh danh là vựa lúa của Tây Bắc, huyện Điện Biên trở thành một trọng điểm về phát triển nông nghiệp của tỉnh, có nhiệm vụ sản xuất cung cấp l−ơng thực, thực phẩm cho tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Điện Biên nói riêng.

- Vùng đồi núi: chiếm tới 85% diện tích tự nhiên của huyện, địa hình cao dốc và chia cắt mạnh, đồi núi chạy dài theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam, phân bố tập trung ở các xã vùng ngoài cánh đồng M−ờng Thanh, phần lớn diện tích dành cho phát triển nông - lâm nghiệp. Đất sản xuất chủ yếu là đất

n−ơng rẫy đ−ợc canh tác với các loại cây l−ơng thực hàng năm nh−: ngô, lúa n−ơng, sắn của đồng bào dân tộc và một số cây công nghiệp, cây ăn quả đặc tr−ng của vùng đồi.

4.1.2. Đặc điểm thời tiết, khí hậu huyện Điện Biên

Do ảnh h−ởng của vị trí địa lý và điều kiện địa hình. Huyện Điện Biên nằm trong vùng khí hậu Tây Bắc mà đặc tr−ng là khí hậu lục địa cao nguyên, trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa m−a và mùa khô. Mùa m−a bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm chung của điều kiện thời tiết khí hậu là nhiệt đới và ẩm độ cao, với l−ợng m−a khá lớn và l−ợng bức xạ mặt trời dồi dào rất thuận lợi cho quá trình sinh tr−ởng phát triển và quang hợp cây trồng.

L−ợng m−a; L−ợng bốc hơi (mm)

Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ (0c)

0 50 100 150 200 250 300 350

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

0 50 100 150 200 250 300 350

L−ợng m−a L−ợng bốc hơi Nhiệt độ Số giờ nắng

Về nhiệt độ: ở Điện Biên tổng tích ôn hàng năm dao động từ 7500-

80000c đây đ−ợc coi là yếu tố quyết định cho việc bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ. Nhiệt độ bình quân năm đều lớn trên 210c, trị số biên độ nhiệt độ

ngày đêm cao, trung bình là 110c và chênh lệch cao nhất 13-140c. Có thể nói với chế độ nhiệt cao và biên độ nhiệt lớn không những đảm bảo về tổng nhiệt l−ợng cho đời sống cây trồng mà còn thuận lợi cho quá trình hình thành, vận chuyển và tích luỹ các vật chất dinh d−ỡng vào các sản phẩm củ, quả, hạt của cây trồng.

Về chế độ m−a: nhìn chung l−ợng m−a phân bố không đều theo các tháng trong năm. L−ợng m−a hàng năm từ 1500-1700mm. M−a tập trung từ tháng 5-9 chiếm đến 85-90% tổng l−ợng m−a cả năm. Nhiệt độ và ẩm độ cao trong mùa m−a là điều kiện thích hợp cho các loại thực vật phát triển mạnh, đem lại màu xanh t−ơi tốt cho vùng đồi. Trên đất dốc, m−a là yếu tố quan trọng quyết định thời vụ gieo trồng và sự phát triển của các loaị cây trồng. Tuy nhiên do l−ợng m−a lớn và tập trung vào các tháng 7, 8, 9 th−ờng xảy ra lũ, xói mòn đất nghiêm trọng, làm suy thoái độ phì của đất, đặc biệt là trên đất dốc. Ng−ợc lại trong mùa khô, tình trạng khô hạn và nhiệt độ thấp lại là những trở ngại đáng kể đối với sinh tr−ởng phát triển của các cây trồng nông nghiệp, đặc biệt đối với các cây trồng cạn trên vùng đất không chủ động t−ới.

L−ợng bốc hơi n−ớc của Điện Biên phân bố t−ơng đối phức tạp, l−ợng bốc thoát hơi n−ớc trung bình phổ biến là 91,2 mm, đáng chú ý là vào thời kỳ khô hanh tháng 2, 3, 4 l−ợng bốc thoát có giá trị lớn nhất, trong khi đó l−ợng m−a ít, độ ẩm không khí thấp làm cho đất mất n−ớc và khô hạn. Do vậy, việc phát triển các cây trồng vụ đông và vụ xuân cần phải chú ý đến độ ẩm đất, áp dụng các biện pháp giữ n−ớc, giữ ẩm cho đất và cho cây trồng.

Một yếu tố khí hậu đặc tr−ng của Điện Biên là bức xạ mặt trời. Điện Biên có số giờ nắng cao, từ 1900-2000 giờ trong năm. Có thể nói đây là vùng

có số giờ nắng cao nhất ở miền Bắc. Số giờ nắng trung bình tháng là 165,2 giờ, đạt cao nhất vào tháng 4 là 202 giờ. Với số giờ nắng cao và c−ờng độ chiếu sáng mạnh có thể phát triển đa dạng hoá các loại cây trồng, đây cũng là một lợi thế về tiềm năng năng suất cao cho các loại cây trồng nông nghiệp huyện Điện Biên (xem phụ lục).

Tuy nhiên, một số hiện t−ợng thời tiết đặc biệt hàng năm th−ờng xảy ra ở Điện Biên gây mất ổn định đến sinh tr−ởng và năng suất cây trồng:

Dông và m−a đá tập trung vào tháng 4 và tháng 5. Tháng 4 là tháng có m−a dông kèm theo m−a đá lớn nhất. Hàng năm có khoảng 70 ngày có m−a dông. M−a dông đầu mùa là nguồn cung cấp n−ớc cho cây trồng mặt khác nó còn mang lại một nguồn đạm tự nhiên có giá trị cho thảm thực vật. Tuy nhiên, m−a dông th−ờng kèm theo lốc, gió mạnh và m−a đá gây dập nát, h− hỏng hoa màu, làm thiệt hại không nhỏ trong sản xuất.

S−ơng muối th−ờng xảy ra, từng đợt kéo dài 3-4 ngày, xuất hiện vào hạ tuần tháng 11 và tháng 12. Tính trung bình Điện Biên có 0,4 ngày s−ơng muối mùa đông. S−ơng muối làm cháy táp lá, chết cây, gây nhiều tác hại cho cây trồng vụ đông.

S−ơng mù hàng năm trung bình có khoảng 50-110 ngày, chủ yếu là s−ơng mù bức xạ, th−ờng xảy ra vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau. S−ơng mù xuất hiện vào ban đêm kéo dài đến 8-9 giờ sáng khi mặt trời xuất hiện đó là đặc điểm bức xạ toả nhiệt của mặt đất vào ban đêm, còn ban ngày trời quang mây nắng, điều đó rất thuận lợi cho quang hợp của cây trồng và tích luỹ dinh d−ỡng vào củ và hạt.

M−u phùn: Điện Biên là vùng ít m−a phùn, hàng năm có từ 10-13 ngày m−a phùn vào các tháng của mùa đông từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Do m−a phùn ít nên cây trồng vụ đông cần phải đ−ợc t−ới ẩm, đây cũng là điều kiện giúp cho việc thu hoạch cây trồng và vận chuyển sản phẩm thuận lợi (xem phụ lục).

4.1.3. Đặc điểm tính chất đất đai huyện Điện Biên

Trên bản đồ thổ nh−ỡng, đất dốc của huyện Điện Biên thuộc nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, với diện tích 141.778,9 ha chiếm 85,9% diện tích đất tự nhiên của huyện. Dựa vào nguồn gốc phát sinh và các yếu tố ảnh h−ởng tác động đến quá trình hình thành và phát triển của đất nh−: địa hình, khí hậu, thời tiết, thảm thực vật, con ng−ời… đất dốc đ−ợc phân làm 6 loại chính.

Bảng 4.1: Diện tích, tỷ lệ các loại đất dốc huyện Điện Biên.

TT Loại đất hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ so với đất dốc (%) Tỷ lệ so với đất tự nhiên (%) 1 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 72.590,8 51,2 44,0 2 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét Hs 46.078,1 32,5 27,9 3 Đất vàng nhạt trên đá cát Fa 12.334,8 8,7 7,5 4 Đất mùn vàng đỏ trên đá mac ma axit Ha 7.372,5 5,2 4,5 5 Đất vàng đỏ trên đá mac ma axit Fa 2.977,4 2,1 1,8 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 425,3 0,3 0,2 Tổng cộng 141.778,9 100 85,9

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng tỉnh Điện Biên, 2000)

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): loại đất này có diện tích 72.590,8 ha chiếm 51,2% diện tích đất dốc và 44% tổng diện tích đất, đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong huyện. Nằm ở độ cao 700-900 m so với mặt biển, phân bố tập trung trên các dãy đồi núi phía Đông và Tây Bắc và có mặt hầu hết ở 18 xã trong huyện. Thảm thực vật ở đây đã bị tàn phá mạnh, phần lớn do phá rừng làm n−ơng rẫy luân canh của đồng bào các dân tộc Thái,

H'mông, Khơ mú, Lào… đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, càng xuống sâu tỷ lệ sét càng cao. Đất có độ dốc phổ biến >200, tầng đất dầy và đồng nhất, phản ứng của đất rất chua toàn phần diện, pHkcl 4-4,5. Chất hữu cơ tổng số nghèo (1,2-1,8%), hàm l−ợng đạm, lân tổng số đều ở mức nghèo đến trung bình (N: 0,08-0,15%, P2O5: 0,04-1,1%). Các chất dễ tiêu đều nghèo, tổng l−ợng cation kiềm trao đổi (Ca+2, Mg+2) rất thấp, tỷ lệ C/N lớn từ 10-18, chứng tỏ đất có quá trình khoáng hoá mạnh, tích tụ sắt, nhôm là chủ yếu. Hiện

nay, loại đất này đ−ợc sử dụng khá đa dạng. ở độ dốc <150 rất thích hợp cho phát triển cây hoa màu, l−ơng thực nh−: ngô, lúa n−ơng, sắn và đậu đỗ, ở độ dốc >15-250 nên bố trí các cây dài ngày theo mô hình nông lâm kết hợp, đất

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng trồng xen lạc và đậu tương với cây lương thực hàng năm trên đất dốc huyện điện biên tỉnh lai châu (Trang 40 - 45)