Nội dung chương trình Điện học lớp 11 (NC)

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 50 - 51)

Điện học là phần quan trọng trong chương trình vật lý nâng cao lớp 11, bao gồm các chương: Điện tích - Điện trường, Dòng điện không đổi, Dòng điện trong các môi trường.[71]

Chương “Điện tích - Điện trường” là chương đầu tiên của chương trình vật lý lớp 11 THPT, một vài kiến thức trong chương này HS đã được học từ lớp dưới, tuy nhiên mới chỉ ở mức độ sơ lược. Các kiến thức trong chương này là tiền đề cho những chương sau. Nội dung chính của chương này bao gồm những khái niệm cơ bản về điện tích, điện trường, mối liên hệ giữa điện tích và điện trường; thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích; định luật Culông; cường độ điện trường, điện thế, hiệu điện thế và mối liên hệ giữa chúng, vật dẫn và điện môi trong điện trường, điện dung của tụ điện. Chương này có những TN mà GV cần tiến hành trên lớp. Đa số những TN này đều đơn giản. Một số TN có thể chưa thực hiện được vì điều kiện trang thiết bị như TN về điện phổ, các quá trình vật lý mà HS khó hình dung (như sự dịch chuyển của electron trong vật dẫn,…) trong quá trình dạy học. Vì vậy GV cần có những mô phỏng TN, TN ảo để từ đó HS có thể ghi nhớ bài dễ dàng hơn và nắm kiến thức vững vàng hơn.

Chương “Dòng điện không đổi” đề cập đến những vấn đề cơ bản về dòng điện không đổi, là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề khác về dòng điện Có một số kiến thức (như dòng điện, chiều dòng điện, cường độ dòng điện, định luật Ôm, Định luật Jun – Len xơ) tuy đã được trình bày ở THCS nhưng chỉ mới ở mức độ đơn giản, chưa sâu.

Ngoài ra chương này trình bày những vấn đề mới về nguồn điện, về sự tạo thành suất điện động của các nguồn điện, về máy thu điện và suất phản điện, đặc biệt là việc thiết lập và vận dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch.

Chương “Dòng điện trong các môi trường” trình bày các khái niệm, bản chất của dòng điện trong các môi trường như kim loại, bán dẫn, chất điện phân, chân không, chất khí và các ứng dụng của nó. Đa số các TN trong chương có thể thực hiện trực tiếp trên lớp. Tuy nhiên HS chỉ thấy được các hiện tượng bên ngoài, còn bản chất thì không nắm rõ được. (như sự dịch chuyển của các hạt trong môi trường,…). Mặt khác lượng thời gian trên lớp chỉ có giới hạn, để làm được các TN kiểm chứng các kết quả suy luận từ lý thuyết sẽ mất một lượng thời gian tương đối nhiều. Có thể khắc phục khó khăn này bằng cách sử dụng PMDH cho HS tiến hành các TN trên đó với tất cả các trường hợp cần kiểm tra, minh hoạ mà kết quả thu được vẫn như thật, các sự cố trong khi tiến hành TN thực thế nào thí trong TN ảo cũng thu được như thế. Vì thế để HS nắm vững được nội dung kiến thức một cách vững vàng và có niềm tin thì GV có thể sử dụng các TN ảo, mô phỏng TN hỗ trợ cho quá trình dạy học các nội dung này.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 50 - 51)