Mục tiêu bài học

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 102 - 104)

a) Kiến thức:

- Phát biểu được nội dung định luật III Niutơn - Trình bày được các đặc điểm của hai lực trực đối.

- Vận dụng định luật III Niu-tơn để giải thích một số hiện tượng liên quan đến sự bằng nhau và trái chiều của lực tác dụng và phản lực tác dụng.

b) Kỹ năng:

- Biết phân tích các dữ liệu để đưa ra dự đoán, đề xuất các phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

- Biết tiến hành các thao tác TN, thu thập kết quả.

- Làm thành thạo việc tổng hợp, khái quát hoá các kết quả thành các kiến thức cần lĩnh hội

c) Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập. - Phát triển năng lực tư duy.

- Có ý thức khi tiến hành TN và quan sát TN.

- Trung thực và cẩn thận khi tiến hành các hoạt động.

2.5.3.2. Chuẩn bị

- Chuẩn bị bộ TN khảo sát chuyển động thẳng với đệm không khí kết hợp với camera quan sát chuyển động và máy vi tính.

Làm thử, kiểm tra cẩn thận các TN trước khi lên lớp.

b) Học sinh: Ôn lại khái niệm và các đặc trưng của lực.

2.5.3.3. Dự kiến nội dung ghi bảng:

Bài 16: Định luật III Niutơn

1. Sự tương tác giữa các vật:

Nếu vật A tác dụng lên vật B thì vật B cũng tác dụng lên vật A Đó là sự tác dụng tương hỗ.

2. Định luật III Newton

Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một

lực .Hai lực này là hai lực trực đối - cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều: FAB =−FBA

3. Lực và phản lực

Một trong hai lực tương tác giữa hai vật được gọi là lực tác dụng, còn lực kia gọi là phản lực. Lực và phản lực có những đặc điểm sau:

- Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. - Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 102 - 104)