TN 1: Mối quan hệ giữa lực và điện tích thử chịu lực tác dụng khi đặt điện tích thử tại một điểm trong điện trường của điện tích q1.
Trong TN này ta chỉ xét đến tương tác giữa hai điện tích nên trong TN ta chọn q3 = 0. Ta cần khảo sát điện trường của q1 , nên ta cho q1 đứng yên tại A.
+ Xét điểm B cách A 90cm, đặt lần lượt tại B các điện tích:
q2 = 10-8C, q2' =2 .10-8C, q2'' = 3.10-8C, ghi kết quả lực điện tác dụng lên chúng tương ứng vào phiếu học tập. (hình 2.54)
HS thảo luận nhóm tìm mối quan hệ giữa lực và điện tích chịu lực tác dụng tại một điểm trong điện trường. Đại diện của nhóm trình bày kết quả xử lý TN 1 của nhóm trước lớp. Kết quả thu được là: tại một vị trí xác định trong điện trường,
thương số 2
q F
là không đổi.
Sau đó giáo viên có thể tổng kết TN 1 và đặt vấn đề cho TN 2 như sau: Tại một điểm nhất định trong điện trường, tỷ số giữa lực tác dụng và điện tích thử chịu lực tác dụng đặt tại điểm đó là một hằng số. Nhưng tại các điểm khác nhau trong điện trường, tỷ số đó có giống nhau hay không?
TN 2: So sánh tỷ số giữa lực tác dụng với điện tích thử khi đặt điện tích ở những điểm khác nhau trong điện trường.
Đặt điện tích q2 = 10-8C lần lượt tại các điểm B, D, G trong điện trường do q1 gây ra. Với AB = 90cm, AD = 80cm; AG = 60cm (hình 2.55). Ghi kết quả lực điện tác dụng lên q2 ở các điểm tương ứng. Lập tỷ số giữa lực với điện tích q2 ở các điểm tương ứng. HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả xử lý TN 2 của nhóm trước lớp.
Hình 2.54: Lực điện do q1 tác dụng lên các điện tích đặt cách nó một khoảng 90cm
Hình 2.55: Lực điện trường do q1 tác dụng lên điện tích q2 đặt tại các điểm khác nhau trong điện trường