Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình xây dựng một kiến thức vật lý
3.2.1. Quan sát giờ học
Tất cả các giờ học ở các lớp thực nghiệm và đối chứng đều được quan sát và ghi chép về hoạt động của thầy giáo và học sinh theo các nội dung dưới đây:
- Tiến trình lên lớp của GV và hoạt động của HS trong giờ học. - Phân phối thời gian cho các hoạt động của tiết dạy
- Thao tác TN, sử dụng phương tiện của GV và HS (nếu có)
- Tính tích cực, tự lực của HS (thông qua hoạt động của HS trong tiết học như: HS khao khát, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV; bổ sung các câu trả lời của bạn bè trong lớp; luôn có mong muốn được trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề đang tranh luận; HS thường hay thắc mắc, mong muốn GV giải thích, làm sáng tỏ những vấn đề bản thân còn chưa rõ; HS chủ động vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã biết để nhận thức các vấn đề mới).
- Khả năng lĩnh hội kiến thức của HS (thông qua kết quả của các bài kiểm tra nhanh sau tiết học) và kiểm tra cuối đợt TNSP.
- Sau các tiết học có sự trao đổi với GV và HS, lắng nghe các ý kiến góp ý để rút kinh nghiệm cho các tiết dạy sau.
3.2.2.Thăm dò ý kiến HS
HS trong các lớp thực nghiệm được phát một phiếu thăm dò ý kiến về việc ứng dụng CNTT trong dạy học vật lý vào cuối đợt thực nghiệm sư phạm. Thông qua việc xử lý kết quả các phiếu thăm dò để rút ra những kết luận về thái độ của HS đối với việc ứng dụng CNTT, mức độ chấp nhận của họ đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học vật lý, tác dụng của CNTT đối với việc học tập của HS, những thuận lợi và khó khăn của HS khi học tập với sự hỗ trợ của CNTT cũng như nguyện vọng của HS đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy và học vật lý ở nhà trường phổ thông.