Tổ chức các hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 99 - 102)

Hoạt động 1: (3phút): Củng cố kiến thức xuất phát của HS

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

Khảo sát thực nghiệm chuyển động thẳng

Thông qua quan sát, TN:

- Chuyển động của xe trên đệm khí khi đệm khí bất kỳ có thể là chuyển động thẳng đều, có thể là chuyển động nhanh dần, có thể là chuyển động chậm dần.

+ Đại lượng nào cho biết tính chất nhanh hay chậm của chuyển động thẳng? + Làm thế nào khẳng định được một chuyển động là đều hay không đều? + Cần phải đo những đại lượng nào để trả lời các câu hỏi trên.

Biết được toạ độ tại mọi thời điểm thì có thể biết được các đặc trưng khác của chuyển động.

Tiến hành các TN về chuyển động của xe trên đệm khí với sự hỗ trợ của Camera và MVT có phần mềm VideoCom.

Tiến hành TN trên đệm khí với camera quan sát chuyển động thu được bảng số liệu về toạ độ theo thời gian. Dựa vào bảng số liệu này yêu cầu HS tính vận tốc trung bình trong các khoảng thời gian 1s; sau đó tính vận tốc tức thời. Nếu xe có chuyển động nhanh hay chậm khác nhau Khi vật chuyển động càng nhanh thì vận tốc tức thời càng lớn.

Biết được toạ độ tại mọi thời điểm thì có thể biết được các đặc trưng khác của chuyển động. Vận tốc tức thời của vật có thể cho ta biết được chuyển động là đều hay không đều.

.

Vận dụng kiến thức

Hình 2.56. Sơ đồ về quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của HS bài khảo sát thực nghiệm chuyển động thẳng.

Trả lời các câu hỏi của GV

Nêu câu hỏi cho HS:

- Chuyển động thẳng là gì? - Vận tốc trung bình ? - Vận tốc tức thời?

- Vẽ dạng đồ thị của vận tốc?

Hoạt động 2 (7 phút): Tiếp nhận nhiệm vụ nghiên cứu và thảo luận đề xuất phương án TN

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

Trả lời các câu hỏi của GV.

Nêu các dụng cụ cần thiết để khảo sát chuyển động thẳng, đề xuất phương án TN.

GV đặt vấn đề nghiên cứu:

+ Đại lượng nào cho biết tính chất nhanh hay chậm của chuyển động thẳng?

+ Làm thế nào khẳng định được một chuyển động là đều hay không đều? - Chia lớp thành các nhóm, cử nhóm trưởng, cho các nhóm trao đổi về phương án thực hiện TN để kiểm tra câu trả lời của câu hỏi trên của nhóm. Có thể gợi ý: + Cần phải đo những đại lượng nào để trả lời các câu hỏi trên. Cần dụng cụ nào, cách đo như thế nào?

- GV giới thiệu bộ TN đệm không khí với camera quan sát chuyển động.

Hoạt động 3 (7 phút): Lắp đặt, bố trí TN

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Kiểm tra các dụng cụ TN

(Camera, đệm khí, xe chuyển động, máy tính có cài phần mềm VideoMotion…) - Tìm hiểu cách lắp đặt bố trí TN và hoạt động của Camera.

- Giới thiệu cho HS dụng cụ TN. - Hướng dẫn cách lắp đặt, bố trí TN. - Hướng dẫn thao tác mẫu: Thả vật chuyển động và thao tác trên máy tính. - Giải thích nguyên tắc hoạt động của Camera quan sát chuyển động.

Hoạt động 4 (10 phút): Tiến hành TN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Quan sát cách tiến hành TN của GV. Từng nhóm HS lên tiến hành TN.

- Khởi động phần mềm VideoCom, cho

- Làm mẫu TN cho HS

đệm khí hoạt động, thả cho xe chuyển động đồng thời bấm F9 để tiến hành thu thập số liệu trên máy tính.

- Mỗi nhóm lặp lại TN ba lần.

- Thu thập số liệu ghi vào File Ketqua.vdm

- Điều chỉnh những sai lệch của HS trong quá trình làm TN.

Hoạt động 5 (12 phút): Xử lý kết quả đo

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Thu nhận bảng kết quả toạ độ theo thời gian; vẽ đồ thị toạ độ theo thời gian.

- Trả lời câu hỏi của GV: Xác định quãng đường đi được và thời gian tương ứng. - Tính vận tốc trung bình

- Tính vận tốc tức thời

Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian

- Nhận xét kết quả: biết được toạ độ tại mọi thời điểm thì biết được các đặc trưng khác của chuyển động.

- Chọn một kết quả bất kỳ của một nhóm HS bất kỳ.

- Hướng dẫn HS lấy kết quả từ bảng số liệu, Lập bảng 1: Toạ độ và thời gian, yêu cầu HS vẽ đồ thị toạ độ theo thời gian. - Dựa vào bảng số liệu x(t), làm thế nào để tính được vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian nào đó.

- Yêu cầu HS tính toán vận tốc trung bình trong các khoảng 1s: kết quả ghi vào bảng 2 (vận tốc trung bình - thời gian) - Làm thế nào để tính được vận tốc tức thời của vật tại các thời điểm khác nhau? - Yêu cầu tính vận tốc tức thời: ghi vào bảng 3.

- Yêu cầu HS vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian.

Căn cứ vào các kết quả gợi ý HS rút ra kết luận.

Hoạt động 6 (3 phút): Vận dụng, củng cố

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Trình bày kết quả của nhóm.

- Đánh giá kết quả, cách trình bày của

- Hướng dẫn viết báo cáo, trình bày kết quả.

nhóm khác.

- Trả lời câu hỏi SGK: H3.4 - Ghi nhận kiến thức:

+ Đặc điểm của chuyển động thẳng. + Cách viết báo cáo.

+ Trình bày báo cáo TN.

- Yêu cầu: các nhóm trình bày kết quả, trả lời câu hỏi SGK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá, nhận xét kết quả của các nhóm

- Hướng dẫn HS giải thích các sai số của phép đo.

Hoạt động 7( 3 phút): Nhiệm vụ về nhà

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Những sự chuẩn bị cho bài sau

- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà - Yêu cầu: HS chuẩn bị cho bài sau.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 99 - 102)