Chọn lọc, xây dựng các thông tin về đối tượng cần nghiên cứu
Thông qua phân tích, suy luận lý thuyết:
Các điện tích đặt xa nhau tác dụng lực lên nhau được là nhờ có điện trường. Vậy tại các điểm khác nhau trong điện trường khả năng tác dụng lực của nó lên các điện tích như thế nào ?
Phát hiện vấn đề mới cần nghiên cứu
Cần phải tìm một đại lượng nào đó đặc trưng cho điện trường về khả năng tác dụng lực
Đưa ra mô hình giả thuyết
Kết quả của các nhà khoa học: tỷ số giữa lực tác dụng và độ lớn điện tích chịu lực đó tác dụng tại một điểm trong điện trường là không đổi.
Kiểm tra mô hình
Tiến hành các TN ảo để minh hoạ giả thuyết trên
Phát biểu kết luận khoa học
Thương số F/q được dùng để đặc trưng cho điện trường ở điểm đang xét về phương diện tác dụng lực và được gọi là cường độ điện trường tại điểm đó: E=F/q. Vì F là đại lượng véc tơ, q là đại lượng vô hướng nên E là đại lượng vec tơ . cùng phương cùng chiều với tác dụng lên điện tích dương đặt tại đó. Ở những điểm khác nhau điện trường nói chung có độ lớn, phương chiều khác nhau. Vì thế ta nói : Vectơ cường độ điện trường do điện tích điểm gây ra tại một điểm.
Hoạt động 1 (7 phút): Ổn định tổ chức lớp. Củng cố kiến thức xuất phát của HS và tiếp nhận nhiệm vụ nghiên cứu
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Báo cáo tình hình lớp - Suy nghĩ nhanh
- Trả lời câu hỏi của GV - Nhận xét câu trả lời của bạn
- Kiểm tra tình hình HS
- Nêu câu hỏi: Phát biểu định luật Culông?
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm
- Đặt vấn đề: Hai điện tích đặt cách nhau một đoạn r làm thế nào để chúng tác dụng được lên nhau?
Hoạt động 2 (17phút): Xây dựng khái niệm điện trường, véc tơ cường độ điện trường
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Đọc SGK
- Thảo luận nhóm nêu khái niệm điện trường
- Tìm hiểu khái niệm điện trường - Trình bày khái niệm điện trường. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Đọc SKG phần 1.b
- Thảo luận nhóm
- Tìm hiểu các tính chất cơ bản của điện trường
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Yêu cầu HS đọc phần 1.1 (SGK) - Tổ chức hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS trình bày về khái niệm điện trường.
- Nhận xét, tóm tắt.
- Yêu cầu HS đọc phần 1b - Tổ chức hoạt động nhóm - Nhận xét tóm tắt
- Trả lời câu hỏi của GV
-Trả lời câu hỏi (dùng một điện tích thử)
- Đặt vấn đề: Các điện tích tác dụng lực điện lên nhau thông qua điện trường. Nếu ta đặt các điện tích thử ở các vị trí khác nhau trong điện trường thì lực tác dụng lên chúng là khác nhau. Và khi ta đặt các điện tích thử khác nhau tại cùng một điểm trong điện trường thì lực tác dụng lên chúng cũng sẽ khác nhau. Vậy đại lượng
- Nếu có lực điện tác dụng lên điện tích thử thì ta nói ở đó có điện trường.
- Trả lời câu hỏi và đề xuất các phương án kiểm tra.
- Các nhóm tiến hành TN - Thảo luận nhóm.
- Tìm hiểu khái niệm cường độ điện trường.
- Trình bày khái niệm cường độ điện trường
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
nào đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực?
- Nếu HS chưa trả lời được GV có thể hỏi thêm (theo thứ tự):
+ Làm thế nào để nhận biết điện trường? +Dùng điện tích thử nhận biết như thế nào?
+Vậy làm sao biết được điện trường ở đâu mạnh, ở đâu yếu?
GV mô tả lại các kết quả TN của các nhà khoa học: Xét tại một điểm A trong điện trường, khi đặt các điện tích khác nhau tại A thì lực tác dụng lên các điện tích đó là khác nhau nhưng thương số giữa lực điện và độ lớn điện tích đó là không đổi. Tại các điểm khác nhau trong điện trường thì thương số đó là khác nhau. Thương số đó càng lớn thì khả năng tác dụng lực của điện trường tại điểm đó càng lớn.
GV tổ chức cho HS sử dụng phần mềm để kiểm chứng lại kết luận trên.
- Tổ chức hoạt động nhóm
-GV cho HS tiến hành TN ảo, khảo sát điện trường do q1 =10.10-8C gây nên. Kết quả thu được ghi vào phiếu học tập của mỗi nhóm.
TN 1: Mối quan hệ giữa lực và điện tích thử chịu lực tác dụng khi đặt điện tích thử tại một điểm trong điện trường của điện tích q1.
điện tích thử khi đặt điện tích ở những điểm khác nhau trong điện trường.
- Yêu cầu HS trình bày khái niệm cường độ điện trường.
Hoạt động3 (10 phút): Tìm hiểu khái niệm đường sức điện
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Đọc SGK phần 3a - Thảo luận nhóm
- Tìm hiểu định nghĩa về đường sức điện - Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đọc SGK phần 3b - Thảo luận nhóm
- Tìm hiểu các tính chất của đường sức điện.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Dự đoán dạng đường sức của các điện tích khác nhau.
- Đọc SGK phần 3c
- Thảo luận nhóm về khái niệm điện phổ. - Tìm hiểu khái niệm điện phổ.
- Xem hình ảnh điện phổ và rút ra nhận xét.
- Nhận xét về khái niệm điện phổ. - Trả lời câu hỏi C2 SGK
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 3a - Tổ chức hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS trình bày định nghĩa - Nhận xét tóm tắt câu trả lời của HS - Yêu cầu HS đọc SGK phần 3b - Tổ chức hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS trình bày kết quả về các tính chất của đường sức điện.
- Nhận xét tóm tắt câu trả lời của HS. - Hãy dự đoán dạng đường sức của một điện tích dương, âm, của hai điện tích cùng dấu và trái dấu?
- Sử dụng phần mềm mô phỏng dạng đường sức của một số điện tích để kiểm tra dự đoán của các HS.
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 3c
- Cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu khái niệm điện phổ.
- Làm TN điện phổ cho HS quan sát. - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét. - Nêu câu hỏi C2 SGK.
Hoạt động 4 (7 phút): Tìm hiểu về điện trường đều, điện trường của một và nhiều điện tích điểm gây ra trong không gian
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Đọc SGK phần 4.
- Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 4. - Tổ chức hoạt động nhóm.
điện trường đều.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Đọc SGK phần 5.
- Thảo luận nhóm để tìm hiểu các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra tại một điểm. - Trình bày kết quả tìm hiểu các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra tại một điểm.
- Trao đổi kết quả của các nhóm khác nhau.
- Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Đọc SGK phần 6.
- Thảo luận nhóm để tìm hiểu điện trường tại một điểm do nhiều điện tích gây nên..
- Trình bày kết quả
- Trao đổi kết quả của các nhóm khác nhau.
- Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét tóm tắt câu trả lời của các nhóm HS.
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 5 - Tổ chức hoạt động nhóm.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét tóm tắt câu trả lời của các nhóm HS.
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 6
- Tổ chức hoạt động nhóm để tìm hiểu nguyên lý chồng chất điện trường.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét tóm tắt câu trả lời của các nhóm HS.
Hoạt động 5 (4 phút): Vận dụng, củng cố và nhận nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- Ghi nhận kiến thức. - Ghi bài tập về nhà.
- Nêu các câu hỏi C3, câu 1,2 SGK - Tóm tắt bài
- Giao bài tập về nhà:1,2,3,4,5,6,7 SGK trang 17,18.
Về sử dụng bộ thí nghiệm ảo để kiểm tra lại các kết quả thu được trong bài học.