Các phương án khai thác phần mềm Crocodile Physics trong dạy học vật lý

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 78 - 80)

Trong thực tế hiện nay về điều kiện trang thiết bị CNTT và trình độ tin học của GV, HS ta có thể triển khai rộng các phương án sau:

Phương án 1: Sử dụng Crocodile Physics trong các lớp học truyền thống. Để sử dụng Crocodile Physics trong các tiết học với số lượng HS từ 35 đến 50, ngoài các phương tiện dạy học thông thường của một lớp học truyền thống như bảng đen, phấn trắng, thước kẻ,.. còn có máy vi tính, máy chiếu Projector, máy chiếu Overhead,.. Các hoạt động chủ yếu trong giờ học bao gồm:

- GV trực tiếp sử dụng máy vi tính, khai thác các tính năng của Crocodile Physics để trình bày bài giảng một cách sinh động.

- HS quan sát thông tin do máy vi tính cung cấp và đưa ra các dự đoán, nhận định… Có thể gọi một số HS lên thao tác với máy vi tính để lựa chọn các linh kiện và lắp ráp TN để kiểm tra một dự đoán, minh hoạ một nhận định nào đó.

- Nếu trong phòng học có trang bị máy chiếu Overhead, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS thông qua các phiếu học tập và khi HS hoàn thành công việc, GV chiếu các phiếu học tập lên màn hình để cả lớp cùng trao đổi.

Phương án 2: Sử dụng Crocodile Physics trong dạy học theo nhóm

Lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ có ít nhất một máy tính có cài Crocodile Physics. Nếu các máy tính được nối mạng thì các nhóm có thể chia sẻ thông tin với nhau. Các hoạt động chủ yếu trong tiết học bao gồm:

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thông qua các chủ đề, phiếu học tập.

- Các thành viên trong nhóm sử dụng chung một máy tính, có trách nhiệm cộng tác, chia sẻ những ý tưởng của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm cũng như của bản thân.

Thay vì chỉ một mình GV thao tác, trình bày, ở hình thức này, mỗi người trong nhóm đều có thể trực tiếp làm việc với máy vi tính và có cơ hội để thể hiện, trao đổi những suy nghĩ của bản thân với cả nhóm, góp phần kiểm chứng những nhận định, phán đoán của các thành viên khác trong nhóm. Mỗi HS, không chỉ nghe, tập làm mà còn hướng dẫn cho các bạn cùng làm qua đó góp phần tăng hiệu quả học tập của cả HS được giúp đỡ và những HS đã giúp đỡ các bạn khác. Mặt khác, những HS kém sẽ có khả năng, cơ hội bày tỏ và học hỏi nhiều hơn ở chính các thành viên trong nhóm.

Tuỳ từng nội dung bài học cụ thể mà ta có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm theo trình độ của HS. Ví dụ: khi làm việc với nội dung mới có thể sử dụng nhóm ngẫu nhiên để HS giỏi, khá có thể kèm cặp, giúp đỡ HS yếu. Nếu là giờ luyện tập, rèn luyện kỹ năng thì có thể phân chia theo trình độ HS nhằm phát huy được tối đa khả năng của từng HS.

Phương án 3: HS sử dụng Crocodile Physics một cách độc lập tại lớp

Lớp học được tổ chức tại phòng máy tính, mỗi HS có một máy vi tính. Hình thức này cho phép GV tổ chức các hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức, năng lực của từng HS trong lớp do vậy HS có điều kiện phát huy hết khả năng của bản thân. Đây là môi trường thích hợp để thực hiện dạy học phân hoá. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi năng lực chuyên môn, tổ chức của GV ở mức cao để tránh tình trạng giờ học phân tán.

Trong điều kiện gia đình có máy vi tính, GV có thể tổ chức, hướng dẫn HS tự học tại nhà bằng cách giao bài tập hoặc các phiếu học tập cho HS sử dụng Crocodile Physics để thực hiện một số nội dung trước khi đến lớp. Như vậy, HS sẽ nghiên cứu, tìm tòi, khám phá và dự đoán kết quả trước khi đến trường. Trong giờ học, GV yêu cầu HS cho biết kết quả của mình, từ đó nhận xét, đưa ra kết luận chung và giải quyết trọn vẹn các nội dung này tại lớp.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w