Tổ chức các hoạt động dạy hoc:

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 105 - 108)

Hoạt động1:(7phút) Củng cố kiến thức xuất phát và tiếp nhận nhiệm vụ nghiên cứu

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

-Suy nghĩ, nhớ lại các đặc trưng của lực và định luật II Niu-tơn.

-Trình bày câu trả lời.

+ Đặt câu hỏi:

- Nêu các đặc trưng của lực

- Phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu- tơn

- Hệ lực cân bằng là gì? Đặc điểm của hệ hai lực cân bằng? Cho ví dụ.

+ Nhận xét câu trả lời, cho điểm. + HS dự đoán câu trả lời.

+ Trả lời:

- Theo định luật II Niutơn chúng ta cần phải xác định khối lượng và gia tốc của hai xe.

+ Đặt vấn đề nghiên cứu

VD 1: Hai bạn A và B đi trượt patanh và đang đứng yên; A đẩy B một lực, dự đoán xem A và B chuyển động thế nào? (Sau khi HS trả lời thì cho HS xem hình ảnh minh hoạ, và cho xem video clip về hai người đẩy nhau).

VD 2:Viên bi A có khối lượng m1 đang chuyển động đến va chạm vào viên bi B khối lượng m2 < m1 đang đứng yên. Viên bi nào chịu lực lớn hơn? Bi nào nhận được gia tốc lớn hơn?

+ Gợi ý thêm:

- Để xác định được độ lớn của hai lực tác dụng lên hai bi, chúng ta cần xác định những đại lượng nào?

- Làm thế nào để xác định được gia tốc của bi?

Hoạt động2: (20phút) Xác định gia tốc của hai vật sau tương tác từ đó phát biểu định luật III Niu-tơn.

-Đọc ví dụ 1 và quan sát hình 16.1 SGK

-Trả lời câu hỏi.

-Đọc ví dụ 2 và quan sát hình 16.2 SGK

-Trả lời câu hỏi.

-Suy nghĩ về ví dụ 3, trả lời câu hỏi. -Suy nghĩ mối liên hệ về sự tác dụng giữa hai vật, trả lời câu hỏi.

-Suy nghĩ, nhớ lại các yếu tố của một véc tơ lực. Trả lời câu hỏi:

So sánh 2 lực là so sánh các yếu tố nào?

+ Hoạt động theo nhóm:

- Có thể sử dụng TN về tương tác của hai xe trên đệm khí với sự hỗ trợ của camera và máy vi tính.

- Phương án 1: Một xe chuyển động đến va chạm với xe đang đứng yên. - Phương án 2: Hai xe đứng yên tương tác với nhau nhờ lò xo nén. - Phương án 3: Hai xe chuyển động ngược chiều đến tương tác với nhau. - Quan sát, ghi kết quả TN

-Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1 và quan sát hình 16.1 SGK

-Nêu câu hỏi: Cho biết kết quả tác dụng của bạn An lên bạn Bình và ngược lại

-Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 2 và quan sát hình 16.2 SGK (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nêu câu hỏi: Cho biết kết quả tác dụng giữa nam châm và sắt.

-Nhận xét câu trả lời của HS

-Nêu ví dụ 3: Dùng tay đấm vào tường. Cho biết tại sao tay đau?

-Qua các ví dụ, yêu cầu HS:

Nhận xét gì về tác dụng giữa 2 vật?

-Qua lập luận của HS phát biểu về tương tác và tính 2 chiều của tương tác.( Ghi bảng nội dung về tương tác)

-Đặt vấn đề: Lực do A tác dụng lên B có liên quan gì với lực do B tác dụng lên A?

- Yêu cầu HS thảo luận đề xuất phương án TN để trả lời câu hỏi trên.

-Làm mẫu TN, tổ chức HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu các nhóm đề xuất các phương án TN để khảo sát tương tác giữa hai xe.

- Thảo luận về kết quả TN - Trình bày kết quả TN

-Phát biểu định luật III Niu-tơn

-Trả lời câu hỏi ở đầu bài:

Hai bi chịu tác dụng hai lực có độ lớn bằng nhau nhưng ngược chiều; Gia tốc bi m1 thu được nhỏ hơn bi m2 vì m1 >m2.

chọn lên tiến hành TN, quan sát, ghi và xử lý kết quả TN.

+Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả TN + Trong thời gian tương tác giữa hai vật có nhận xét gì về gia tốc của mỗi vật? Của hai vật? Từ đó có thể rút ra nhận xét gì?

-Nhận xét kết quả tìm được của các nhóm -Qua nhiều TN, yêu cầu HS khái quát hoá các kết quả trên thành định luật.

-Nhận xét câu trả lời của HS (Ghi bảng tóm tắt về định luật, biểu thức)

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nêu ra đầu bài. - Như vậy lực tương tác giữa hai vật cùng phương, cùng độ lớn và ngược chiều. Một trong hai lực trên gọi là lực tác dụng. Lực còn lại gọi là phản lực.

Hoạt động 3:(5phút)Tìm hiểu các đặc điểm của lực và phản lực

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

+ Đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV + GV nêu câu hỏi:

- Lực và phản lực có phải là hai cân bằng không? Tại sao?

- Đặc điểm của hai lực này?

+Nhận xét câu trả lời của HS (Ghi bảng về lực tác dụng và phản lực)

Hoạt động4: (10phút)Vận dụng, củng cố

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

-Đọc và suy nghĩ về câu hỏi 1,2,3 phần 4, trả lời câu hỏi 3.

-Suy nghĩ trả lời câu hỏi.

-Giải bài tập 1, trình bày lời giải

-Ghi phần GV ghi bảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Yêu cầu HS đọc và suy nghĩ về câu hỏi 1,2,3 phần 4

-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3

-Nhận xét câu trả lời của HS, nhấn mạnh cho HS phân biệt về Pvà P′

-Khi đi xe đạp, lực nào làm xe tiến về phía trước?

-Nhận xét câu trả lời của HS

-Yêu cầu HS đọc phần xác định khối lượng bằng tương tác, vận dụng giải bài tập 1

-Nhận xét bài giải của HS -Nhận xét tiết học của HS.

Hoạt động5: (3phút)Nhiệm vụ về nhà

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

-Ghi câu hỏi, bài tập về nhà

-Ôn tập về sự rơi tự do, đọc trước bài: Lực hấp dẫn

-Giao HS về nhà:

Trả lời các câu hỏi 1÷5 trang 74 SGK

Làm bài tập 2.15 SBT Chuẩn bị cho bài sau.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức tích cưc, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 105 - 108)