Khoảng thời gian chờ đợi trước khi định lượng PSA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (Trang 107 - 109)

Xoa TTL 3 ngày

Xuất tinh 2 ngày

Viêm TTL cấp tính 4 - 6 tuần

Bí đái cấp 7 ngày

Sinh thiết TTL 6 tuần

4.3.2.1. PSA và tuổi

PSA từ 4 - 10 ng/ml ở lứa tuổi 61 - 70: 2/25 BN (8,0%), lứa tuổi 71 - 80: 4/62 (6,45%), lứa tuổi 81 - 90: 0%.

PSA > 20ng/ml, lứa tuổi trên 70: 85/96 BN (88,54%)

Không có sự khác biệt đáng kể về PSA ở các lứa tuổi khác nhau (P > 0,05) (Bảng 3.21). Tuy nhiên khi so sánh tỷ lệ phát hiện bệnh theo PSA và tuổi Potter SR [120] đưa ra: Tỷ lệ phát hiện bệnh lứa tuổi 61 - 70 với mức PSA 4 - 10ng/ml: 26 - 29%, trên 70 tuổi với PSA > 20 ng/ml - 69%. Kết quả nghiên cứu thấp hơn ở lứa tuổi < 70 tuổi, có PSA 4 - 10ng/ml, nhưng lại cao hơn ở nhóm BN có PSA >20ng/ml có tuổi > 70, cho thấy đa số các BN được chẩn đoán ở giai đoạn muộn của bệnh. Nhận xét về mục tiêu chẩn đoán, nhiều tác giả cùng cho rằng, phát hiện bệnh sớm, khi PSA < 10ng/ml và hạ thấp độ tuổi chẩn đoán có khả năng điều trị khỏi bệnh hoàn toàn và làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian sống thêm của người bệnh [95], [101], [113], [114].

Ở mức PSA < 50 ng/ml: tỷ lệ phát hiện bệnh lứa tuổi dưới 70 - 23/57 BN (40,35%), phần lớn các trường hợp phát hiện sau 70 tuổi - 34/57 BN (59,64%) (Bảng 3.21).

Lứa tuổi dưới 70 có PSA < 50 ng/ml - 23/57 BN (40,35%), có sự khác biệt đáng kể so với nghiên cứu của Lilja H và cộng sự [95]: tỷ lệ phát hiện bệnh 78,7% các trường hợp có PSA < 50 ng/ml và dưới 70 tuổi. Sự khác biệt này phản ánh trình độ phát hiện bệnh giai đoạn sớm ở nước ta còn nhiều hạn chế vì cũng theo tác giả này có 89% BN UTTTL giai đoạn T1-2 có PSA < 50 ng/ml.

Yếu tố tuổi liên quan tới thể trạng của BN, tuổi cao thường có các bệnh mạn tính kèm theo, khả năng chịu đựng can thiệp, thời gian sống và chất

lượng sống còn lại [63], [70], [91], [98]. Tuổi càng cao, chức năng của các cơ quan càng suy giảm, C. Coulange [166] nhận xét, lứa tuổi dưới 70 thuận lợi nhất cho điều trị phẫu thuật cắt toàn bộ TTL trong UTTTL. Nghiên cứu của Whitmore và cộng sự [157] cho thấy có 67% BN dưới 70 tuổi sống thêm 15 năm sau phẫu thuật. Việc lựa chọn chỉ định phẫu thuật theo lứa tuổi luôn là điều mà các phẫu thuật viên cần phải cân nhắc. Yếu tố PSA liên quan với tuổi đóng vai trò quan trọng trong chỉ định phẫu thuật [65], [145], [157], [166].

Mặc dù BN đến điều trị muộn là phổ biến, tuy vậy trong số BN phát hiện bệnh ở lứa tuổi < 70 và PSA < 50 ng/ml. Có 7 BN được chẩn đoán u giai đoạn

khu trú (T1-2), đã được tiến hành mổ triệt căn, cắt toàn bộ TTL và nạo vét hạch

chậu 2 bên. Những kết quả bước đầu về chẩn đoán và điều trị là đáng khích lệ, 5 BN kiểm tra định kỳ mỗi năm 1 lần trong 8 năm, đến nay thấy hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ số PSA luôn ổn định ở mức < 1ng/ml, 1 BN có di căn hạch chậu 1 bên vẫn tiến hành cắt toàn bộ TTL, sau 36 tháng xuất hiện tái phát được điều trị nội tiết bổ sung, tử vong sau 43 tháng.

Giới thiệu 1 trường hợp điển hình: BN Nguyễn Viết U, 64 tuổi, SHS 4249/03, vào viện với triệu chứng rối loạn tiểu tiện nhẹ, đái đêm 2-3 lần/đêm, PSA huyết thanh 24,24 ng/ml. Sinh thiết có kết quả mô bệnh học: UT biểu mô tuyến, Gleason độ 3. BN được mổ cắt toàn bộ TTL, BN ra viện sau 3 tuần điều trị, đến nay sau 8 năm, vẫn sinh hoạt bình thường, kiểm tra PSA định kỳ hàng tháng luôn ở mức < 1 ng/ml.

4.3.2.2. Tỷ lệ f/t PSA (free.PSA / total.PSA)

Tỷ lệ f/t PSA trung bình 0,18 ± 0,12, Trong số các trường hợp sinh thiết

dương tính, tỷ lệ sinh thiết dương tính tại các mức % PSA tự do (Bảng 3.22) thấp hơn so với Kramer A [92].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w