Lý do vào viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (Trang 94 - 97)

Lý do vào viện Soulie, 2001 [168]

n = 129 (%)

Nguyễn Việt Hải, 2013 n =138 (%)

Rối loạn tiểu tiện 70 93,48

Bí tiểu 23 38,4

Đau xương 14 56,52

Tiểu máu 5 11,59

Đau xương + tiểu máu 0 4,3

Vô niệu 0 4,34

Sút cân 3 9,42

4.1.4. Thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh trung bình: 18,54 ± 13,71 tháng, phần lớn BN có thời gian mắc bệnh từ 11 - 15 tháng: 68/138 BN (49,27%). Thời gian mắc bệnh ngắn, từ khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đầu tiên, đến khi bắt buộc người bệnh phải đến viện khám rất ngắn: 65,94% < 15 tháng, cho thấy các biểu hiện lâm sàng thường xảy ra nhanh, đột ngột, tiến triển không ngừng. Các triệu chứng của bệnh thường không giảm và ít đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường: 31,15% điều trị bằng đông y (các thuốc chiết xuất từ cây cỏ điều trị TSLTTTL), 56,52% điều trị bằng tây y không có kết quả (Bảng 3.5), bệnh tiến triển nặng hơn, bắt buộc người bệnh phải nhập viện, đây là sự khác biệt tương đối rõ so với bệnh lí TSLTTTL, có đặc điểm phát triển chậm, âm thầm (thường kéo dài từ 3 - 5 năm), các triệu chứng không rõ ràng,

lúc có lúc không [5]. Một điểm khác biệt nữa giữa 2 bệnh lý này là đối với UTTTL ngoài các RLTT thường kèm theo các dấu hiệu lan tỏa toàn thân. Bảng 3.3 cho thấy: 56,52% - đau xương, 9,42% - thiếu máu, gầy sút cân, đây là các biểu hiện bệnh giai đoạn muộn, việc phát hiện bệnh ở thời điểm này làm hạn chế rất lớn đến kết quả điều trị. Các yếu tố dẫn đến tình trạng BN đến khám muộn có thể do:

- Hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên không đi khám bệnh kịp thời.

- Sự hiểu biết của người bệnh, sự quan tâm và hiểu biết của y tế tuyến trước và của cộng đồng, trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán còn có nhiều hạn chế nên việc phát hiện bệnh chưa có hệ thống.

Trình độ y tế tuyến trước cũng là vấn đề đáng để lưu tâm, việc chẩn đoán sai dẫn đến điều trị không đúng rất dễ xảy ra, như trường hợp BN Hoàng Văn M, 67 tuổi, SHS 4147/04 UTTTL đã di căn xương chậu nhưng lại được Bệnh viện tuyến trước, chẩn đoán viêm khớp cùng chậu và điều trị bằng corticoid kéo dài dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc cho BN.

4.1.5. Các bệnh lí kèm theo

Các BN có bệnh mạn tính kèm theo như: có tiền sử nhồi máu cơ tim 15/138 BN (10,8%). Viêm gan mạn 5/138 BN (3,6%). Đái đường 7/138 BN (5,1%). Loét hành tá tràng 12/138 BN (8,7%). Sốt rét 1/138 BN (0,7%). Viêm đại tràng mạn 1/138 BN (0,7%).

Các bệnh lí về tiết niệu: Sỏi thận 27/138 BN (19,56%). Nang thận 6/138 BN (4,3%). Sỏi bàng quang 2/138 BN (1,4%). Viêm đường tiết niệu 51/138 BN (36,95%). U bàng quang 1/138 BN (0,7%)

Do có nhiều bệnh mạn tính ở người cao tuổi nên tính chính xác của một số phương pháp chẩn đoán bị ảnh hưởng, một số BN phải được điều trị nội khoa trước khi làm chẩn đoán.

+ 15 BN có tiền sử nhồi máu cơ tim, các BN này đều dùng Aspirin liều thấp và kéo dài, do vậy việc ngừng Aspirin trước sinh thiết 10 ngày là việc làm cần thiết để đề phòng các biến chứng sau khi làm thủ thuật.

+ Đối với các trường hợp bị viêm đường tiết niệu với các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, xét nghiệm nước tiểu có nhiều HC, BC, cấy khuẩn niệu dương tính. Các BN này đều được điều trị kháng sinh một đợt trước khi làm định lượng PSA và sinh thiết TTL.

+ 5 BN viêm gan mạn có prothrombin giảm < 70% nguy cơ chảy máu kéo dài, đều được điều trị ổn định trước khi làm sinh thiết.

+ 7 BN đái tháo đường typ 2, 1 BN sau sinh thiết xuất hiện sốt cao, rét run, đường máu tăng cao, cấy khuẩn máu dương tính, buộc phải sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, và truyền Insulin tĩnh mạch, BN này ổn định sau 5 ngày điều trị.

4.2. Đặc điểm mô bệnh học 4.2.1. Đặc điểm mô bệnh học

UT biểu mô tuyến hay gặp nhất: 98,6% (Bảng 3.8). Không có sự khác biệt đáng kể với một số tác giả. Zhou và cộng sự 90%, Bostwick: UT biểu mô tuyến có tỷ lệ > 95%, Epstein: 96 ÷ 98% [27], [56], [163].

Các loại mô bệnh khác rất hiếm gặp, 1/138 (0,7%) trường hợp Sarcome, Sarcome ở TTL rất hiếm gặp. Bostwick [27] gặp 0,1 - 0,2%. Sarcome cơ vân là dạng phổ biến nhất, hay gặp ở trẻ em, Sarcome cơ trơn chủ yếu trên người lớn. BN duy nhất gặp là Bùi Đức N - 73 tuổi, SHS: 1262/2003 vào viện với triệu chứng đái rắt (2-3 lần/đêm). Thăm trực tràng sờ thấy thùy phải TTL rắn, sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học: Sarcome cơ trơn TTL, được chỉ định mổ triệt căn, cắt toàn bộ TTL, sau mổ diễn biến ổn định, qua theo dõi đến nay đã 8 năm vẫn sống bình thường.

1/138 (0,7%) trường hợp: UT tế bào chuyển tiếp tại TTL, BN vào viện với triệu chứng đái máu, thăm khám trực tràng thấy TTL lổn nhổn cứng như đá, có di căn xương, phổi. Sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học: UT tế bào chuyển tiếp TTL, được phẫu thuật dẫn lưu bàng quang trên mu, do tuổi cao, thể trạng suy sụp, gia đình xin về sau 3 tuần điều trị. UT tế bào chuyển tiếp nguyên phát tại TTL chiếm tỷ lệ 1 ÷ 4%, phát triển từ các tế bào chuyển tiếp

tại các ống của TTL và quanh niệu đạo, loại này thường xâm lấn tổ chức đệm. Xương, phổi, gan là những bộ phận di căn xa thường gặp nhất [163].

1/138 trường hợp UT biểu mô tuyến dạng nhầy. Nhiều tác giả cho rằng UT biểu mô tuyến dạng nhầy là một biến thể đặc biệt của UT biểu mô tuyến, ít phổ biến nhất. Loại u này có đặc tính sinh học mạnh, có xu hướng di căn ra xương gây tăng nồng độ phostatase kiềm và PSA huyết thanh [56], [124]. BN duy nhất Nguyễn Văn S, SHS 7836/05, 34 tuổi, vào viện với các biểu hiện lâm sàng điển hình: đái khó, đái máu sau đó bí đái cấp, đau toàn bộ hệ thống xương cột sống - thắt lưng, chậu sườn, bại 1/2 người dưới, suy thận, PSA tăng cao > 150 ng/ml, bệnh tiến triển rất nhanh. Trên phim chụp cắt lớp thấy u di căn gần toàn bộ BQ, chèn ép lỗ niệu quản biến chứng giãn thận 2 bên, di căn phổi. Xạ hình xương: di căn xương tại nhiều vị trí, điều trị nội tiết, nhưng PSA không giảm, các triệu chứng lâm sàng không thấy có chuyển biến rõ rệt, thể trạng suy kiệt, BN tử vong sau 1 tháng.

Độ mô học: hay gặp nhất là UT biểu mô tuyến có độ biệt hóa vừa và thấp (Bảng 3.9), độ biệt hóa cao ít gặp. So sánh với một số nghiên cứu khác không có sự khác biệt đáng kể:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w