[97].
Djavan, 2001 [49].
Nguyễn Việt Hải, 2013
Nhiễm khuẩn huyết 2% - 1,44%
Nhiễm khuẩn niệu 10% 2% -
Tiểu máu 20 - 53% 23 - 63% 42,75%
Chảy máu trực tràng 9,4% 2,1 - 21,7% 16,66%
Xuất tinh ra máu 5% 9,8 - 50,4% -
Bí tiểu 1 - 2% 0,2 - 0,4% 2,89%
Reo rắc tế bào - - 0,72%
4.3.5. Nhận xét về các trường hợp phát hiện ra bệnh
Sinh thiết phát hiện nhiều nhất 97/136 BN (71,32%), 39/136 BN (28,67%) có chẩn đoán nghi ngờ UTTTL, nhưng sinh thiết nhiều lần âm tính, phải chuyển sang các phương pháp khác, trong đó: cắt đốt TSLTTTL nội soi
qua niệu đạo có kết quả GPBL sau mổ là UTTTL 33/136 BN (23,91%), tỷ lệ UTTTL phát hiện bằng GPBL sau mổ bóc TTL qua BQ ít nhất 6/136 BN (4,35%) (Bảng 3.27).
Tất cả các trường hợp này, sau khi có kết quả mô bệnh học là UTTTL, đều được tiếp tục chẩn đoán giai đoạn bệnh thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm qua trực tràng, chụp cắt lớp vi tính, xạ hình xương…
- 33/136 BN (23,91%) chỉ được chẩn đoán UTTTL qua kết quả GPBL của cắt đốt TSLTTTL nội soi qua niệu đạo. Đây là các trường hợp có chẩn đoán nghi ngờ UTTTL, nhưng sinh thiết nhiều lần vẫn âm tính do kích thước ổ UT nhỏ hoặc do vị trí ổ UT nằm tại vùng chuyển tiếp. Cắt đốt TSLTTTL nội soi qua niệu đạo có thể nhằm các mục đích:
+ Giải quyết tạm thời sự tắc nghẽn dòng tiểu do TTL gây ra. + Lấy mảnh cắt làm xét nghiệm mô bệnh học.
Nghiên cứu của Mc Neal [108] cho thấy: 10 - 20% UTTTL nằm tại vùng chuyển tiếp, vị trí vùng này nằm xung quanh niệu đạo TTL, có điểm mô học thường thấp hơn so với thực tế, xác suất sinh thiết trúng thấp do định vị qua siêu âm gặp nhiều khó khăn, tuy vậy lại rất thuận lợi nếu sử dụng nội soi để chẩn đoán.