Các thể chế về tài chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 42 - 47)

I. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA VIỆT NAM

1.1Các thể chế về tài chính

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN (1) Luật Doanh nghiệp 2000;

1.1Các thể chế về tài chính

Trong các thể chế trực tiếp, gián tiếp liên quan đến CK&TTCK, thì các thể chế tài chính giữ vai trò trọng tâm và quan trọng nhất. Tuy nhiên, các quy định này được hình thành chủ yếu từ đầu những năm 90 đến nay, và nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, từ Luật đến các văn bản của Chính phủ, của một số Bộ, ngành có liên quan. Chính vì các quy định về thể chế tài chính đối với CK&TTCK còn thiếu và chưa đồng bộ, giá trị pháp lý thấp, nên phạm vi phát hành, chủ thể phát hành và các loại chứng khoán còn chưa phong phú. Các chứng khoán do bị hạn chế ở cơ chế phát hành nên khó mua bán, trao đổi trên thị trường, đặc biệt là các chứng khoán có lợi tức cố định.

1.2.Các thể chế về hành chính

Các quy định thuộc về thể chế hành chính đối với thị trường chứng khoán bao gồm: các quy định về thể chế tổ chức, quản lý và giám sát thị trường như:

+ Quy chế tổ chức và hoạt động của TTGDCK;

+ Quy chế giám sát, thanh tra hoạt động kinh doanh chứng khoán và TTCK;

Và nhiều quy định có tính chất quản lý Nhà nước trong hàng loạt các Quy chế khác như:

+ Quy chế thành viên TTGDCK; + Quy chế niêm yết chứng khoán; + Quy chế công bố thông tin; + Quy chế giao dịch chứng khoán;

+ Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán; + Quy chế về sự tham gia của các bên nước ngoài vào TTCK…

Các quy định trên đây và đã đang được hình thành và có đặc điểm là một hệ thống chưa hoàn chỉnh, nằm rải rác ở nhiều văn bản có giá trị pháp lý thấp. Do vậy, còn thiếu tính đồng bộ. Bên cạnh đó, do hầu hết các quy chế này được xây dựng trước hoặc ngay sau khi TTGDCK đi vào hoạt động một thời gian ngắn. Do đó, chúng đều không có hoặc thiếu tính thực tiễn, nên khó triển khai áp dụng vào trong các hoạt động của TTGDCK.

1.3.Các quy định liên quan của pháp luật hình sự

Hoạt động kinh doanh chứng khoán là một hoạt động kinh tế. Hơn thế nữa, đây là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, liên quan đến một thị trường đặc biệt- thị trường mua bán, chuyển dịch quyền sở hữu các giấy tờ có giá và liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Từ đó có những tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Để bảo vệ sự phát triển bình thường của các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực CK&TTCK, ngăn ngừa và xử lý các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, đòi hỏi pháp luật hình sự cần phải có những quy định cụ thể về vấn đề này.

Hiện nay, Bộ Luật hình sự của nước ta chưa có các quy định về tội phạm hình sự trong lĩnh vực CK&TTCK. Tuy nhiên, trong chương “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, có một số tội danh mà hành vi của các tội này được thực

NguyÔn ThÞ Thóy Líp Ph¸p 2

K37

hiện một cách tương tự trong lĩnh vực chứng khoán như : tội đầu cơ, tội lừa dối khách hàng, tội kinh doanh trái phép. Và do vậy, khi có các hành vi phạm tội này xảy ra trong lĩnh vực chứng khoán thì có thể áp dụng các điều khoản đã có trong Bộ Luật Hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự và làm căn cứ xét xử. Mặc dù vậy, xét về tính chất và mức độ nguy hiểm của những hành vi đó trong lĩnh vực chứng khoán chúng nguy hiểm hơn và để lại hậu quả nặng nề hơn. Mặt khác, trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán còn có những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ Luật Hình sự chưa có quy định cụ thể như: tội mua bán nội gián; tội vi phạm các quy định về mua bán, nắm giữ chứng khoán nhằm thôn tính, sáp nhập công ty; tội lạm dụng trong việc phát hành giấy tờ có giá- chứng khoán.

1.4.Các quy định về giải quyết tranh chấp

Vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực chứng khoán đã được đề cập đến trong một vài văn bản (Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế; Nghị định 48/1998/NĐ-CP về CK&TTCK), nhưng cũng chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc, chung chung chưa rõ ràng cụ thể.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế coi “các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu trái phiếu” thuộc loại các tranh chấp kinh tế và thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân (Toà án kinh tế ); Nghị định 48/1998/NĐ- CP lại quy định trọng tài kinh tế cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về chứng khoán (Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động phát hành, kinh doanh và giao dịch chứng khoán trước hết phải được giải quyết trên cơ sở thương lượng và hoà giải. Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có thể đứng ra hoà giải các tranh chấp phát sinh. Trường hợp hoà giải không thành, các bên có thể đưa tranh chấp ra cơ quan trọng tài kinh tế hoặc toà án để xét xử theo quy định của pháp luật” - Khoản 2 - Điều 79 -NĐ48/CP). Hơn nữa, việc liệt kê hai loại chứng khoán nói trên cũng là chưa đầy đủ bởi trên TTCK, người ta không chỉ mua bán, chuyển nhượng cổ

phiếu và trái phiếu, mà còn mua bán các loại giấy tờ có nguồn gốc chứng khoán (chứng quyền, chứng khế, hợp đồng quyền lựa chọn…). Các tranh chấp về chứng khoán cũng không phải chỉ có các tranh chấp về mua bán chứng khoán mà còn nhiều các tranh chấp khác về sở hữu; về phát hành; về quản lý, giám sát…Song pháp luật hiện hành cũng chưa có các quy định cụ thể để điều chỉnh.

1.5.Các quy định về giải thể phá sản công ty chứng khoán

Chúng ta đã có Luật phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật phá sản vẫn còn thiếu nhiều quy định cần thiết, dẫn đến không có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến phá sản doanh nghiệp. Theo quy định, trước khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, doanh nghiệp mắc nợ đã bị Toà án tuyên bố các bản án dân sự, kinh tế. Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho một số chủ nợ. Để đảm bảo thi hành nghĩa vụ đó, một số tài sản của doanh nghiệp sẽ bị kê biên để bán đấu giá để giải quyết quyền lợi cho các chủ nợ. Như vậy, nếu các bản án được thi hành thì chủ nợ sẽ được đảm bảo thanh toán từ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản. Trường hợp các bản án không được thi hành thì lợi ích của các chủ nợ sẽ không được đảm bảo. Đây chính là khoảng trống trong Luật phá sản và chính là lý do để thẩm phán ở các địa phương đưa ra các cách xử lý khác nhau.

Một vướng mắc khác trong việc giải quyết tranh chấp về dân sự và kinh tế giữa chủ nợ và doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (1994) đã quy định: tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án kinh tế khi đã có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó là đương sự của vụ án. Nhưng Luật phá sản doanh nghiệp lại không có quy định để giải quyết vấn đề phát sinh tiếp theo là tòa án nào có quyền giải quyết và giải quyết theo thủ tục pháp lý nào đối với những tranh chấp dân sự, kinh tế bị đình chỉ. Chính vì vậy, tòa án các địa phương cứ “tùy cách hiểu biết mà vận dụng”.

NguyÔn ThÞ Thóy Líp Ph¸p 2

K37

Hơn nữa, ngoài những vướng mắc chung đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực như trên, kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù, việc giải thể phá sản công ty chứng khoán có ảnh hưởng nhất định đến thị trường, đến lợi ích các nhà đầu tư, và có thể gây hậu quả mang tính dây truyền. Trong khi đó, Luật phá sản lại chưa có các quy định cụ thể, rõ ràng việc giải thể, phá sản đối với công ty chứng khoán.

2.NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ

Thực trạng pháp luật hiện hành còn nhiều quy định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc còn bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều quy định mặc dù mới được ban hành, chưa qua kiểm nghiệm nhiều trên thực tế nhưng đã bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý. Cụ thể là:

2.1.Cơ chế và hình thức phát hành chứng khoán

Thông thường có hai hình thức phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp, đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng:

- Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán rộng rãi cho một số lượng lớn người đầu tư và khối lượng phát hành đạt mức nhất định.

- Phát hành chứng khoán riêng lẻ là việc phát hành để được thực hiện trong phạm vi một số người nhất định, thông thường là cho các nhà đầu tư, các tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài và với những điều kiện hạn chế, chứ không thực hiện phát hành rộng rãi ra công chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với hình thức phát hành chứng khoán ra công chúng, hiện nay có rất nhiều các văn bản điều chỉnh như:

+Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995; +Luật các tổ chức tín dụng 1997;

+Nghị định 44/1998/NĐ- CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần;

+Nghị định 48/1998/NĐ- CP của Chính phủ ngày 11/7/1998 về TT&TTCK;

+Thông tư 01/1998/TT- UBCK ngày 13/10/1998 của UBCKNN hướng dẫn NĐ 48/CP về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng.

Như vậy, các văn bản trên được ban hành vào những thời điểm khác nhau, nhằm phục vụ các yêu cầu khác nhau, do nhiều cơ quan khác nhau ban hành. Chính vì vậy, quy định về phát hành chứng khoán trong các văn bản này nhìn chung còn rất sơ lược, thường chỉ giới hạn trong những quy định mang tính nguyên tắc và hình thức, thiếu chi tiết và cụ thể. Chẳng hạn như, trong Nghị định 44/1998/NĐ - CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển DNNN thành công ty cổ phần, chỉ quy định đối với việc phát hành chứng khoán ra công chúng một cách chung chung là: “Cổ phần được thông báo bán công khai tại doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc bán thông qua các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính và các sở, trung tâm giao dịch chứng khoán” (Điều 5); hay như trong Thông tư 01/1998/TT-UBCK ngày 13/10/1998 của của UBCKNN hướng dẫn Nghị định 48/CP về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, cũng chỉ quy định:

Khi tiến hành phân phối cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng tổ chức phân phối phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 42 - 47)