Bảo lãnh phát hành 22 tỷ đồng e) Tư vấn đầu tư chứng khoán 3 tỷ đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 85 - 86)

II. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG LUẬT CHỨNG KHOÁN

d)Bảo lãnh phát hành 22 tỷ đồng e) Tư vấn đầu tư chứng khoán 3 tỷ đồng

e) Tư vấn đầu tư chứng khoán 3 tỷ đồng

Trường hợp công ty chứng khoán xin cấp giấy phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định của những loại hình kinh doanh mà công ty chứng khoán được cấp phép;…”

Có thể nói rằng điều kiện về mức vốn pháp định của tất cả các loại kinh doanh trên đối với công ty chứng khoán đều cao, đặc biệt là đối với các loại hình: môi giới, tự doanh, tư vấn. Trong quy định của Luật Chứng khoán sắp tới nên giảm mức vốn pháp định đối với các loại hình môi giới, tự doanh, tư vấn xuống ở các mức lần lượt là 2 tỷ, 8 tỷ, 2 tỷ. Đặc biệt, việc quy định công ty chứng khoán được cấp phép nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định phải

NguyÔn ThÞ Thóy Líp Ph¸p 2

K37

bằng tổng số vốn pháp định của các loại hình kinh doanh đó là quá khắt khe, cản trở việc mở rộng kinh doanh của nhiều công ty chứng khoán. Bởi các công ty chứng khoán có muốn kinh doanh một loại hình mới thì lại không tăng được mức vốn của mình lên như theo quy định của luật. Chính vì thế, Luật Chứng khoán nên quy định mức vốn pháp định hợp lý hơn đối với công ty chứng khoán khi tiến hành kinh doanh nhiều loại hình. Chẳng hạn như, Công ty chứng khoán tiến hành kinh doanh hai loại hình là môi giới và quản lý danh mục đầu tư thì chỉ nên quy định mức vốn tối thiểu là 4 tỷ đồng, hoặc công ty chứng khoán khi tiến hành kinh doanh tất cả các loại hình nói trên thì nên quy định mức vốn tối thiểu cần có là 30 tỷ,…

Bên cạnh đó, Luật chứng khoán cũng cần được bổ sung các quy định rõ ràng và cụ thể hơn về cách thức nhận lệnh của công ty chứng khoán. Cụ thể là nếu cho phép các công ty chứng khoán được nhận lệnh bằng fax thì cũng phải quy định thêm là: các công ty chứng khoán sau khi nhận lệnh từ khách hàng bằng fax, thì ngoài việc yêu cầu khách xác nhận lại bằng một ký hiệu riêng hoặc bằng một “password” đã quy ước như các công ty chứng khoán vẫn áp dụng hiện nay (đã đề cập ở chương trước), các công ty chứng khoán còn phải yêu cầu khách hàng ngay lập tức phải xác nhận lại bằng văn bản. Khi đó, khoản 4 điều

38 - Chương IV - Nghị định 48/NĐ - CP quy định là công ty chứng khoán “chỉ

được nhận lệnh giao dịch của khách hàng tại trụ sở” nên sửa lại là công ty

chứng khoán “nhận lệnh giao dịch của khách hàng tại trụ sở; trường hợp

nhận lệnh giao dịch của khách hàng bằng các phương thức gián tiếp thì bắt buộc phải yêu cầu khách hàng phải xác nhận lại bằng văn bản chứng thực”

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 85 - 86)