Đối với Công ty niêm yết

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 84)

II. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG LUẬT CHỨNG KHOÁN

h.Đối với Công ty niêm yết

Theo tinh thần của điểm 1, 2 và 3 mục IX- Thông tư số 01/1998/TT-UBCK ngày 13-10- 1998 của UBCKNN hướng dẫn Nghị định số 48/1998/NĐ- CP ngày11-7-1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, thì các công ty niêm yết chứng khoán trên TTCK phải công bố báo cáo tài chính 3 tháng một lần. Khoảng thời gian này có thể nói là hơi dài, không đáp ứng được yêu cầu cập nhật thông tin đối với các nhà đầu tư. Đối với họ, khoảng thời gian dài như vậy làm gia tăng tính mạo hiểm đối với hoạt động đầu tư của họ. Vì vậy, trong quy định của Luật chứng khoán, việc rút ngắn thời gian công bố báo cáo tài chính là hết sức cần thiết, và nên quy định lại là hàng tháng các công ty niêm yết phải công bố báo cáo tài chính một lần thay vì chỉ công bố theo hàng quý như hiện nay.

Ngoài ra, việc nới lỏng các điều kiện về vốn điều lệ của các công ty niêm yết cũng là một yêu cầu cần thiết không thể không được sửa đổi khi ban hành Luật chứng khoán. Hiện nay, theo quy định tại điều 6 Chương II- Nghị định

48/CP thì “Tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng

phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam…”. Thiết nghĩ yêu cầu về mức vốn điều lệ đối với công ty niêm yết như thế là quá cao. Trong khi mà hầu hết các doanh nghiệp cổ phần của chúng ta hiện nay đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên họ không thể tham gia vào thị trường chứng khoán vì không đạt yêu cầu về mức vốn điều lệ. Chính vì thế, trong Luật chứng khoán, yêu cầu về mức vốn điều lệ tối thiểu đối với các công ty khi tham gia niêm yết trên TTCK nên đặt ở mức là 5 - 6 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 84)