II. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG LUẬT CHỨNG KHOÁN
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG LUẬT CHỨNG KHOÁN
Trong giai đoạn đầu xây dựng TTCK, việc chúng ta xây dựng Nghị định về CK và TTCK là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi trước mắt của TTCK. Tuy nhiên, để thị trường nhanh chóng ổn định và phát triển, đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế, chúng ta cần phải xây dựng Luật Chứng
khoán. Việc xây dựng luật Chứng khoán có nhiều ưu điểm, trong đó có một số ưu điểm nổi bật, đó là:
1.1.Hiệu lực pháp lý cao
Như đã phân tích ở phần trước, tất cả các văn bản về CK&TTCK đều là các văn bản dưới luật. Do đó, những hạn chế nảy sinh khi áp dụng các văn bản này trong thực tế một phần cũng là do hiệu lực pháp lý của chúng thấp. Luật Chứng khoán do Quốc hội ban hành, vì vậy hiệu lực pháp lý của nó sẽ rất cao. Đồng thời Luật Chứng khoán cũng tạo ra một môi trường pháp lý có tính ổn định, bền vững hơn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của TTCK. Luật Chứng khoán khi được ban hành sẽ tạo tâm lý ổn định, yên tâm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào TTCK, và từ đó thu hút được các tổ chức, cá nhân tham gia, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của thị trường.
1.2.Phạm vi điều chỉnh rộng
Nếu như các văn bản pháp luật về CK&TTCK hiện hành có phạm vi điều chỉnh hết sức hạn hẹp, thì phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán sẽ rộng hơn. Luật Chứng khoán không chỉ điều chỉnh các chứng khoán niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung, mà nó còn điều chỉnh các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn niêm yết (các chứng khoán được giao dịch ở thị trường phi tập trung (thị trường OTC) ....). Các vấn đề như thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý đối với thị trường OTC, các quy định về Hiệp hội chứng khoán (thành lập, quyền hạn, nhiệm vụ, thành viên, quản lý thành viên....) cũng sẽ được quy định hết sức cụ thể trong Luật Chứng khoán.
1.3.Giải quyết xung đột với văn bản quy phạm pháp luật khác
Luật Chứng khoán là văn bản có hiệu lực pháp lý cao và là luật chuyên ngành về CK&TTCK, vì vậy trong quá trình áp dụng nếu có sự không thống nhất hoặc có xung đột giữa các quy định trong Luật Chứng khoán và các quy
NguyÔn ThÞ Thóy Líp Ph¸p 2 –
K37
định trong các văn bản pháp luật khác về lĩnh vực chứng khoán và TTCK thì các quy định trong Luật Chứng khoán sẽ được áp dụng. Như vậy, việc ban hành Luật Chứng khoán sẽ giải quyết triệt để các điểm mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực CK&TTCK như hiện nay, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của thị trường.
1.4.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
Hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về kinh tế nói riêng của chúng ta đang ngày càng được củng cố và hoàn thiện.Việc ban hành Luật Chứng khoán cũng nhằm mục đích để hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế nói riêng. Bởi Luật Chứng khoán ra đời nó không chỉ trực tiếp điều chỉnh những hoạt động liên quan đến CK&TTCK, mà nó còn gián tiếp điều chỉnh và có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế khác. Thêm vào đó, một khi hệ thống pháp luật về kinh tế được hoàn thiện sẽ tạo ra một môi trường pháp lý hết sức thuận lợi cho sự phát triển các nền kinh tế, trong đó có sự phát triển của TTCK.
2. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ TIẾN HÀNH XÂY DỰNG LUẬT CHỨNG KHOÁN
2.1.Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Trước hết là về chủ trương xây dựng TTCK. Có thể nói chủ trương này xuất phát từ chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được khởi xướng từ năm 1987, năm 1992 bắt đầu thực hiện thí điểm, và đến năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/CP để tiến hành thực hiện thực hiện cổ phần hoá một cách đại trà. Nội dung của chủ trương cổ phần hoá chính là “cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm: tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và
cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người lao
động và nhà đầu tư” (*)
“Nhà nước ban hành cơ chế chính sách phù hợp đối với doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang công ty cổ phần. Sửa đổi chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp cổ phần hoá theo hướng ưu đãi hơn đối với những doanh nghiệp khi cổ phần hoá có khó khăn”. (**)
Xuất phát từ chủ trương trên, trong thời gian qua, chúng ta đã tiến hành cổ phần hoá được một số doanh nghiệp. Mặc dù kết quả của tiến trình cổ phần không gặt hái được nhiều thành công như mong đợi. Song kết quả đáng được ghi nhận mà cổ phần hoá đem lại chính là nó đã làm cơ sở, nền tảng để chúng ta bước đầu tiến hành xây dựng mô hình sơ khai của TTCK nước ta. Hiện nay, Chính phủ đã tiến hành xây dựng và đang tìm hướng hoàn thiện mô hình TTCK, để cũng không nằm ngoài mục đích là sao cho TTCK lại có thể là yếu tố quyết định, là động lực thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Và một trong những phương hướng của Đảng và Nhà nước nhằm làm cho TTCK ngày càng ổn định và phát triển chính là việc hoàn thiện khung pháp luật về CK&TTCK.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng khung pháp luật cho giai đoạn đầu phát triển TTCK là phải đảm bảo đáp ứng được tính linh hoạt, biến động của TTCK. Mặt khác, việc xây dựng các văn bản pháp luật về CK & TTCK phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp với các văn bản pháp luật khác, và cùng với sự phát triển của TTCK thì khung pháp luật về CK & TTCK cũng được hoàn thiện dần từ thấp đến cao (từ Nghị định đến Luật). Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo đó, trong giai đoạn đầu chúng ta chỉ xây dựng các văn bản pháp luật về CK &TTCK ở cấp Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ
NguyÔn ThÞ Thóy Líp Ph¸p 2 –
K37
tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của UBCKNN. Các văn bản pháp luật trên cùng với các văn bản pháp luật có liên quan đã tạo ra khuôn khổ pháp luật cần thiết cho TTCK ra đời và bước đầu hoạt động tương đối suôn sẻ.
(*), (**) Trích dẫn trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu qủa doanh nghiệp nhà nước.
Thêm vào đó, để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho TTCK ngày càng ổn định và phát triển, trên cơ sở nhận thức rõ vị trí, vai trò tầm quan trọng của Luật Chứng khoán đối với sự phát triển của TTCK ở Việt Nam, Quốc hội khoá X đã đưa Luật Chứng khoán vào chương trình xây dựng luật trong Nghị quyết của Quốc hội khoá X. UBCKNN là cơ quan được giao làm đầu mối để tiến hành xây dựng Luật Chứng khoán.
2.2.Tổng kết, đánh giá kết quả thực thi pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị xây dựng Luật Chứng khoán. Việc tổng kết, đánh giá kết qủa thực thi pháp luật về TTCK trong thời gian qua giúp chúng ta tìm ra những ưu điểm để phát huy, đồng thời tìm ra những điểm hạn chế, bất cập cần phải sửa đổi bổ sung. Mặt khác, tìm ra những điểm còn thiếu, chưa quy định để đưa vào điều chỉnh trong Luật Chứng khoán. Việc tổng kết, đánh giá cũng sẽ giúp điều chỉnh kịp thời những quy định của pháp luật sao cho phù hợp, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng.
2.3.Đánh giá thực trạng khung pháp luật về kinh tế
Hệ thống pháp luật trong thời gian qua không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Tuy nhiên, có thể thấy hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn còn nhiều điểm bất cập, còn thiếu một số quy định cần thiết. Mặt khác, vẫn còn một số quy định chưa có sự thống nhất cao. Chính vì vậy, khi xây dựng Luật Chứng khoán,
chúng ta cần chú ý tới những mối quan hệ chung và mối quan hệ trong hệ thống pháp luật về kinh tế nói riêng (như đã nói đến ở trên) để tạo ra sự thống nhất và hoàn chỉnh.
2.4.Tham khảo kinh nghiệm xây dựng Luật Chứng khoán ở một số nước
Thực tế cho thấy, những nước có TTCK phát triển là những nước có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh.
TTCK Mỹ là thị trường phát triển nhất trên thế giới, và có thể nói hệ thống
pháp luật về TTCK của Mỹ cũng là một trong những hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhất trên thế giới. Để điều chỉnh hoạt động của TTCK, nước Mỹ đã ban hành Luật Chứng khoán vào năm 1933 và Luật về Sở GDCK vào năm 1934, Luật Công ty, Luật Bảo vệ các nhà đầu tư...
TTCK Nhật Bản là thị trường phát triển thứ hai trên thế giới, và Nhật Bản cũng có một hệ thống pháp luật về TTCK tương đối hoàn chỉnh. Nhật Bản ban hành Luật Chứng khoán và GDCK vào năm 1947 (Luật này thay thế các luật về kinh doanh chứng khoán, luật về bảo lãnh chứng khoán, luật về bán trả góp chứng khoán). Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng ban hành nhiều luật khác, như Luật quản lý tư vấn đầu tư chứng khoán năm 1986....
Tuy nhiên, không phải các nước có TTCK phát triển ngay một lúc đã có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, mà để đạt được kết qủa đó, họ cũng phải trải qua một thời gian tương đối dài. Trong giai đoạn đầu phát triển TTCK, các văn bản pháp luật thường chỉ dừng ở cấp Chính phủ ban hành (như Nghị định, Sắc lệnh...), sau đó các nước đó mới xây dựng các luật về TTCK trên cơ sở các văn bản pháp luật hiên hành, sau khi đã trải qua một thời gian thử nghiệm (như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc...).
NguyÔn ThÞ Thóy Líp Ph¸p 2 –
K37