NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ TRONG CÁC DỰ THẢO SỬA ĐỔI CỦA MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 66 - 69)

CÁC DỰ THẢO SỬA ĐỔI CỦA MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

1. DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI

Dự thảo Quyết định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư chứng khoán của các tổ chức và cá nhân nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoàn thành và đang chờ phê duyệt.

Về cơ bản, nhà đầu tư và tổ chức nước ngoài khi đầu tư vào thị trường chứng khoán sẽ phải tuôn theo những quy định về quản lý ngoại hối và quy định hiện hành của TTCK. Chẳng hạn, việc chuyển tiền bằng ngoại tệ vào đầu tư phải có nguồn gốc hợp pháp, phải bán ngoại tệ tại ngân hàng là thành viên lưu ký và theo quy định về quản lý ngoại hối. Đồng thời sẽ không có quy định hạn chế về khối lượng tiền đầu tư vào thị trường. Tuy nhiên, trong Dự thảo Quyết định này vẫn chưa đưa ra thời hạn tối thiểu được rút tiền, thiết nghĩ đây là quy định không thể bỏ qua.

Đối với các hạn chế về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài trong từng công ty niêm yết sẽ được quy định rõ, còn hoạt động mua bán, lưu ký chứng khoán… thì được quy định đúng như đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, mặc dù thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của TTCK nước ta, nhưng việc ban hành các quy định hướng dẫn hoạt động cho các đối tượng này lại qúa chậm chạp, theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. Trên thực tế, Dự thảo cho Quyết định này đã được đưa ra lấy ý kiến từ trong năm 2001, nhưng đến nay (gần hết năm 2002) do sự tham gia hạn chế của các nhà đầu tư nước ngoài đã làm cho các cơ quan quản lý “lãng quên” việc ban hành. Rõ ràng khi chưa có các quy định pháp lý hướng dẫn cụ thể thì các hoạt

động đầu tư khó mà thực hiện trôi chảy được. Chỉ đến thời gian vừa qua, TTCK có sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài và có một số công văn yêu cầu NHNN hướng dẫn thủ tục về ngoại hối cho đầu tư chứng khoán từ các đối tượng tham gia, thì cơ quan quản lý mới tính đến việc phải ban hành quy định hướng dẫn. Thiết nghĩ trong tình hình thị trường còn rất trầm lắng, những quy định về quản lý ngoại hối trong Dự thảo này cấn sớm được xem xét ban hành để tạo hành lang pháp lý đầy đủ nhằm khuyến khích thu hút mạnh hơn sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam.

2. DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 48/NĐ - CP

Nghị định 48/ NĐ - CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam là khung pháp lý cơ bản cho hoạt động của thị trường chứng khoán nước ta. Tuy nhiên, qua hơn 2 năm thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, thực tế đã cho thấy, phạm vi điều chỉnh của Nghị định này có nhiều mặt còn hạn chế ( như đã phân tích ở phần trên). Chính vì vậy, việc sửa đổi Nghị định 48 trở nên rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu hoạt động, quản lý, giám sát và phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Do những nội dung sửa đổi và bổ sung Nghị định 48/1998/ NĐ - CP lần này tương đối bao quát và phức tạp nên Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã đề nghị cần thiết phải ban hành một Nghị định mới thay thế Nghị định 48 và Nghị định mới này có những thay đổi như sau:

Về bố cục, Dự thảo Nghị định mới có những thay đổi cơ bản:

- Bổ sung chương “Niêm yết chứng khoán” nhằm tách hai hoạt động Phát

hành chứng khoán và hoạt động Niêm yêt chứng khoán

- Bổ sung chương “Giao dịch chứng khoán” và “Công bố thông tin” nhằm cụ thể hoá hai mảng hoạt động đặc biệt quan trọng của Thị trường chứng khoán. Bổ sung chương “Hiệp hội chứng khoán”, nhằm tạo tiền đề pháp lý cho việc thành lập Hiệp hội chứng khoán.

NguyÔn ThÞ Thóy Líp Ph¸p 2

K37

Về nội dung, một số thay đổi lớn trong nội dung của Dự thảo Nghị định so với trước là:

-Về vấn đề niêm yết chứng khoán, Dự thảo Nghị định đã quy định 2 loại tiêu chuẩn để được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (sắp được thành lập) và Trung tâm giao dịch Tp. Hồ Chí Minh;

- Trong những quy định về lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ, Dự thảo

Nghị định đã quy định cơ sở pháp lý cho việc thành lập Trung tâm lưu ký để khi có điều kiện, sẽ tách Trung tâm lưu ký khỏi Trung tâm giao dịch chứng khoán;

- Về quỹ đầu tư, điểm mới của Dự thảo Nghị định lần này là đưa hai mô hình quỹ đầu tư là quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư tập thể;

-Trong quy định về tham gia của bên nước ngoài, Dự thảo Nghị định cho

phép thành lập quỹ đầu tư 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam và thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;

- Các hành vi bị cấm: Dự thảo Nghị định bổ sung thêm quy định về thông tin nội bộ và những người được coi là biết thông tin nội bộ nhằm tăng cường kỷ luật, hiệu quả giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán.

Như vậy, Dự thảo Nghị định 48/CP sẽ có những quy định cụ thể và rõ ràng hơn Nghị định hiện hành. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định này cũng mới chỉ nằm trên bàn thảo luận. Có lẽ chúng ta còn phải mất một thời gian dài chờ đợi Dự thảo này được phê duyệt trước khi được thấy nó đi vào cuộc sống. Hơn nữa, đây cũng chỉ là một văn bản dưới luật nên nó khó có thể điều chỉnh được mọi vấn đề nảy sinh một khi thị trường chứng khoán nước ta đạt đến tầm cao. Do đó, xét về lâu dài, cái chúng ta cần đó chính là xây dựng một văn bản pháp luật về CK&TTCK mang tầm cỡ của một Bộ luật chuyên ngành chứ không phải là chỉ dừng lại ở mức “thay Nghị định này bằng Nghị định khác” như hiện nay.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 66 - 69)