Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán là công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư. Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Người đầu tư góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán và được hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán.
Cả hai khối phụ trợ và khối kinh doanh hoạt động dưới sự quản lý của UBCKNN. Giai đoạn đầu, UBCKNN triển khai các công việc để thành lập TTCK, khi TTCK đã ra đời thì vai trò quan trọng nhất của UBCKNN là quản lý và giám sát hoạt động của TTCK, thúc đẩy TTCK hoạt động lành mạnh, minh bạch và có hiệu quả.
Ở Việt Nam các tổ chức được phát hành chứng khoán bao gồm: Chính phủ, chính quyền địa phương, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, quỹ đầu tư (phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư). Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian qua, người tham gia phát hành chứng khoán chủ yếu là Chính phủ, ngân hàng thương mại quốc doanh và các doanh nghiệp cổ phần hoá. Các chủ thể còn lại chưa triển khai mạnh việc tạo hàng hoá cho thị trường.
Tất cả các tổ chức nói trên đều hoạt động dưới sự quản lý của UBCKNN. UBCKNN có vai trò quan trọng là quản lý và giám sát hoạt động của TTCK, thúc đẩy TTCK hoạt động lành mạnh, minh bạch và có hiệu quả.
2.Thực trạng TTCK Việt Nam
Qua hai năm vận hành thử nghiệm, TTCK Việt Nam chưa phát triển được như dự kiến ban đầu. Mặc dù trong lễ kỷ niệm 2 năm, UBCKNN có một số đánh giá tích cực về kết quả điều hành thị trường, nhưng bản thân các con số về lượng tiền giao dịch mỗi phiên so với GDP; tỷ lệ công ty niêm yết so với số công ty có điều kiện niêm yết; tổng số tài khoản giao dịch so với dân số; số lượng các quỹ đầu tư nước ngoài so với các nước ASEAN;…lại cho thấy sự phát triển này lại chưa thể coi là “tạm ổn”
Mức giao dịch thấp, số lượng nhà đầu tư ít ỏi, số nhà đầu tư bỏ giao dịch sau nhiều “quả đắng” ngày càng nhiều. Số vụ huy động vốn theo đúng nghĩa không có, chỉ có một số lần danh nghĩa, nhưng lượng huy động chẳng đáng kể; số công ty niêm yết còn rất ít ( 19 và sắp tới là 20 công ty ) trong tổng số hàng trăm công ty cổ phần đáng mặt. Thêm vào đó là khủng hoảng cung – cầu. Sự mất cân bằng cán cân cung – cầu luôn luôn là vấn đề gây đau đầu cho các nhà quản lý thị trường trong suốt hơn hai năm qua. Trong gần một năm hoạt động đầu tiên, thị trường rơi vào tình trạng khủng hoảng do thiếu hàng hoá và giá cổ phiếu bị đẩy lên cao. Ngược lại, tính từ những tháng cuối năm 2001 cho tới nửa đầu năm 2002, khi thị trường bất động sản ở những đô thị lớn ( Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…) lên cơn sốt cũng là lúc TTCK rơi vào tình trạng khủng hoảng sức
NguyÔn ThÞ Thóy Líp Ph¸p 2 –
K37
cầu khiến giá cổ phiếu liên tục tụt dốc. Chỉ số VN-Index vì thế cũng sụt giảm nặng nề. Và cho đến thời điểm này “dư âm” của nó vẫn còn.
Có nhiều điều lý giải cho thực trạng này, trong đó phải nói đến cách nhận thức và cách điều hành thị trường:
- Về nhận thức
Nhận thức xuyên suốt của UBCKNN được thể hiện rất rõ là lấy công ty chứng khoán làm trụ cột phát triển thị trường. Trong khi đó, về cơ bản thì quyền lợi của nhà đầu tư lại không trùng với quyền lợi của các CTCK. Có thể điểm qua cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan quản lý để thấy rõ:
(1) Tăng phiên giao dịch: Lượng tiền giao dịch trung bình theo tuần tăng khoảng 60%, trong khi đó, VN-Index vẫn giảm và cơ hội phát hành ra công chúng của các công ty niêm yết không hề tăng. Điều đáng nói là phí giao dịch thuộc về CTCK, còn mối quan tâm của cộng đồng đầu tư và cả các công ty sản xuất kinh doanh lại là VN-Index.
(2) Lúc cần tham khảo ý kiến, cơ quan quản lý chủ yếu dựa vào CTCK; khi cần thông báo chỉ gửi công văn cho CTCK như thể họ là cơ quan phát ngôn thay nhà đầu tư.
(3)Trong dự kiến thành lập Hiệp hội chứng khoán, UBCK không hề đả động đến nhà đầu tư cá nhân, một nhân tố quan trọng làm nên thị trường mà thiếu họ có lẽ không một quỹ đầu tư, hay CTCK nào có thể tồn tại.
- Về quản lý điều hành.
(1) Khi các nhà đầu tư cần thông tin, thì Bản tin TTCK bị cấm photo và được coi là bản tin “nội bộ”. Thông tin đối với nhà đầu tư không thể thiếu, việc đáng làm của cơ quan quản lý thị trường là cần phát miễn phí, đúng lúc và đầy đủ những thông tin mà họ đã thay mặt công chúng đầu tư quản lý.
(2) Cơ quan quản lý nói nhiều về công tác thông tin, nhưng trang www.ssc.gov.vn không hề cho thấy dấu hiệu đang là kênh phục vụ thông tin thị
trường. Trong khi đó, tại địa chỉ www.mezfin.com chẳng hạn, các thông tin này đang được phục vụ miễn phí cho nhà đầu tư, với lượng thông tin phong phú.
(3) Phản ứng của cơ quan quản lý trước những sự kiện thường chậm và thiếu rõ ràng đối với nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
NguyÔn ThÞ Thóy Líp Ph¸p 2 –
K37
của chúng ta còn quá nhiều bất cập. Đây có thể coi là nguyên nhân đặc biệt quan trọng bởi chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của thị trường chứng khoán hiện nay. Vậy những bất cập trong hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm những gì? Cụ thể ra sao? Vấn đề này, xin được đề cập đến ở các phần tiếp theo.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM