“Gái mới” trong tiểu thuyết Tự lực văn đoà n hình ảnh mới của ý thức phá

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) (Trang 59 - 60)

5. Cấu trúc luận án

2.4.1.3.“Gái mới” trong tiểu thuyết Tự lực văn đoà n hình ảnh mới của ý thức phá

tính và nữ quyền trong Văn học Việt Nam

Ngay từ khi ra đời, Tự lực văn đoàn đã đề ra tôn chỉ “lúc nào cũng trẻ, yêu đời”. Chống lại lễ giáo phong kiến hà khắc và đề cao hạnh phúc cá nhân luôn là mục đích mà các nhà văn Tự lực văn đoàn hướng đến. Và để đạt được mục đích sang tác của mình, Tự lực văn đoàn đã xây dựng hình ảnh những cô “gái mới” không chỉ đẹp về ngoại hình mà luôn mang trong mình mong muốn được sống thực là mình trong tình yêu và được hạnh phúc. Những cô “gái mới” trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn, Gia đình, Thoát ly, Thừa tự,… thể hiện rất rõ điều đó.[70].

Tác phẩm của Tự lực văn đoàn chĩa mũi nhọn đả kích lễ giáo phong kiến và nếp sống của đại gia đình phong kiến một cách trực diện. Thông qua những xung đột trong tác phẩm, các nhà văn của Tự lực văn đoàn hô hào giải phóng phụ nữ khỏi cảnh mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng và cảnh thủ tiết của những người đàn bà trẻ góa bụa.

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đòi quyền tự do yêu đương cho thanh niên, mà cụ thể là cho những cô “gái mới”. Tình yêu trong các tác phẩm này thì được miêu tả với muôn hình vạn trạng. Có lẽ, khi xây dựng nhân vật những cô gái mới như Mai, như Loan, Khái Hưng và Nhất Linh- những tác giả tiêu biểu của Tự lực văn đoàn, muốn xây dựng một nhân vật lý tưởng, một tình yêu lý tưởng. Ở Mai có cái cái thanh tao của cô gái giàu lòng tự trọng, còn ở Loan có sự cương quyết, dứt khoát của một cô gái dám “đoạn tuyệt” với quá khứ, đoạn tuyệt với một gia đình phong kiến điển hình mà cô vốn không bao giờ tìmđược tiếng nói chung. Tuy vậy, trước những lề thói phong kiến cổ hủ, Mai cũng chỉ biết đem cái chính nghĩa, cái thanh tao của mình ra để chống đỡ. Loan thì phải nhờ đến một vụ ngộ sát ngẫu nhiên để thoát khỏi gia đình bà Phán Lợi. Dường như, cả Khái Hưng và Nhất Linh đều cương quyết đưa nhân vật nữ của mình đến với bầu trời cao lồng lộng của tự

do, nhưng phía sau những cuộc “dứt áo ra đi” đó thì kết cục số phận, cuộc đời những cô “gái mới” thế nào thì chính tác giả cũng chưa biết rõ.

Dù sao, hình ảnh những cô “gái mới” trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã thể hiện một bước trải nghiệm mới trong những bước chân tìm kiếm tự do chứ không phải chỉ biết ngồi than thân trách phận như những cuộc đời hồng nhan trong văn học Việt Nam truyền thống.

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) (Trang 59 - 60)