Tính dục như một phương thức thể hiện bản ngã

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) (Trang 94 - 107)

5. Cấu trúc luận án

3.3.1.3.Tính dục như một phương thức thể hiện bản ngã

Theo M. Foucault, “Tính dục không phải là một thực tại để kiểm soát bởi quyền lực hay có thể được khám phá bằng một khảo sát kỹ càng. Tính dục là một

tạo tác có tính xã hội mà ở đó chuyển dẫn những mối quan hệ quyền lực khác nhau. Tính dục là một tạo tác mang tính lịch sử”. Như vậy, tính dục là một hiện tượng văn hoá, nó không phải là cái được phát hiện ra mà là cái được tạo ra bởi những diễn ngôn nhằm hợp thức hoá những quan hệ quyền lực để thực hiện một dự đồ nào đó. Mặt khác, cũng theo quan niệm của Foucault, tính dục có quan hệ mật thiết với

technologies of the self (công nghệ cái tôi). Từ đó, cái tôi được tạo lập và có tính lịch sử. Và chính vì thế mà mỗi thời đại có những quan niệm khác nhau về con người. Đây cũng chính là quan điểm tiến bộ về mặt tiếp cận xã hội, con người. Điều này lý giải vì sao văn học đương đại với tư cách là một nền văn học luôn song hành cùng hiện thực đời sống xã hội hiện đại lại đề cập nhiều đến yếu tố tính dục sau một thời gian con người tự nhiên, con người bản năng không được đề cập đến. Tính dục và thể xác con người không phải chỉ là hiện thực được miêu tả, mà còn chứa đựng và chuyển tải quan niệm nghệ thuật, bộc lộ nhân sinh quan, thế giới quan của nhà văn về đời sống; đồng thời, vừa là phương thức nghệ thuật chủ đạo, xuyên suốt và thống nhất được sử dụng để tái hiện hiện thực đời sống ấy.

Các nhà phê bình nữ quyền phương Tây đầu thế kỷ XX với các khuynh hướng nữ quyền hiện sinh, nữ quyền hậu cấu trúc, nữ quyền hậu hiện đại… đã nêu cao chủ trương người phụ nữ viết về chính thân thể của mình. Họ gọi đó là một “lối viết thân thể” (body writing). Họ cho rằng toàn bộ nền tư tưởng phương Tây vốn được xác lập dựa trên “sự áp bức mang tính hệ thống của nam giới đối với đời sống của nữ giới”. Trong tác phẩm Tiếng cười nàng Medusa, Hèlène Cixous đã thúc giục người phụ nữ cầm bút: “Hãy kiểm soát thân thể mình cùng lúc với việc kiểm soát hơi thở và lời nói. Hãy viết về chính bản thân bạn. Thể xác cũng cần phải được lắng nghe” [131]. Khuynh hướng này đã tạo nên ý niệm của các nhà phê bình nữ quyền về một lối viết thân thể, về vấn đề tính dục trong các tác phẩm văn học nữ đương đại. Trào lưu văn học linglei ở Trung Quốc bùng nổ từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX cũng chịu tác động và gắn với lối viết này.

Như chúng tôi đã đề cập đến ở phần đầu luận án, cùng với việc nở rộ dòng văn học nữ quyền trên văn đàn thế giới, ở Việt Nam cũng xuất hiện gần như đồng loạt rất nhiều cây bút nữ mà khi đọc tác phẩm của họ, chúng tôi thấy rõ vấn đề phái tính và những âm hưởng nữ quyền đang được cất lên ngày càng mạnh mẽ và riết róng. Tình yêu và hạnh phúc gia đình là những đề tài quen thuộc và là thế mạnh của nhà văn nữ. Sáng tác của họ cho thấy một ý thức tự giác, một nhu cầu khá nhức nhối trong việc khẳng định phái tính. Tính dục cũng là một biểu hiện quan trọng của phái tính và có thể xem đây là sự lên tiếng đầy bản lĩnh của nhà văn nữ.

Trước đây, đề tài về tính dục vẫn được xem là một đề tài kị húy trong văn học Việt Nam bởi những ai dám đề cập đến nó đều phải chịu gò bó trong những ngôn từ ước lệ do thứ tư duy kiểu “khuôn vàng thước ngọc” vốn dĩ đã ăn sâu trong tâm thức mọi người. Thời phong kiến, tình dục chỉ xuất phát từ nhu cầu sinh sản để duy trì nòi giống. Điều này có nguyên nhân từ quan niệm về con người dòng họ và xã tắc. Sứ mệnh quan trọng của mỗi cá nhân đã trưởng thành là duy trì nòi giống. Tính dục không cần biết đến tình yêu, càng không thể coi là khoái cảm cá nhân. Tinh thần khắc khổ và chủ nghĩa tập thể trong 30 năm chiến tranh cũng loại yếu tố tính dục, bản năng ra khỏi quan niệm con người chuẩn mực. Một thời, những vần thơ tình giàu sắc thái nhục cảm của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử bị phê phán nặng nề, bị xem là đồi trụy. Nay nhìn lại, chúng ta đều nhận thấy cách nghĩ ấy thật hẹp hòi và không hiểu con người.

Từ sau năm 1975, và đặc biệt là từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề giới tính, tình yêu, tình dục và các quan hệ xã hội đan chéo là những đề tài phổ biến của các nhà văn thế hệ mới. Với “ý thức tự ngã”, không thích đề cập đến những vấn đề khái quát, trọng đại, các nhà văn, mà đặc biệt là các nhà văn nữ đương đại, quan tâm đến những vấn đề liên quan đến việc tự nhận thức, tự trải nghiệm – những điều họ thấy được và nghe được. Tác phẩm của họ đề cập đến những vấn đề tình yêu, dục tính và các quan hệ tình cảm hiện đại dưới góc nhìn hiện đại – điều mà người ta sẽ không thể chấp nhận khi tiếp cận với tác phẩm bằng

con mắt và góc nhìn “truyền thống”. Có một điều chúng ta vẫn cần phải khẳng định rằng, yếu tố tâm lý và tính dục không phải là vấn đề mới trong văn học, nhưng chỉ dưới ngòi bút của nữ giới, tâm lý và nhục cảm của người phụ nữ mới được miêu tả một cách cụ thể, rõ rệt bằng chính nội tại tự thân của nó.

Ngay từ năm 1988, khi Thiên sứ - tác phẩm đầu tay của Phạm Thị Hoài được xuất bản, người ta đã thấy trong đó một ẩn ức, một khát vọng nào đó trong tình yêu của người phụ nữ mà tác giả đã gửi gắm trong hình ảnh một cô bé “vĩnh viễn 14 tuổi”. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà câu chuyện lại được xây dựng trên hồi ức của một cô bé, trên dòng suy tưởng chậm chạp và lắng đọng của một tâm hồn bất biến trước những biến động của xã hội và thời gian. Tâm điểm ở tác phẩm dồn tụ ở Hoài, “ốc nhỏ bám riết bậu cửa sổ,” vĩnh viễn “mười bốn tuổi.” Nhưng cái lứa tuổi mười bốn vĩnh hằng của Hoài chỉ là vỏ ốc, lớp vỏ vật chất bảo vệ cho một cái gì đó sâu thẳm hơn, dữ dội hơn. Dưới đó là tầng sâu của những rung động thầm kín, của những khao khát không được thỏa mãn, những đòi hỏi bị ghìm nén trong tâm hồn một phụ nữ hai mươi chín tuổi. Một người đàn bà khao khát yêu thương và được yêu thương, khao khát cho và nhận bị ép chặt trong hình hài một cô bé mười bốn tuổi. Một khuôn mặt trẻ con che chở cho một tâm hồn mang “cơn sốt núi lửa,” suốt mười lăm năm ròng làm “một nhân chứng câm lặng, thông tỏ quyết liệt, không bao giờ quay lưng lại cuộc đời”. Sau Phạm Thị Hoài, hàng loạt cây bút nữ đã không còn ngại ngùng, không còn tạo “vỏ ốc” nữa mà mạnh mẽ thể hiện những khát khao khó nói ẩn chứa trong tâm hồn. Có thể nói, người phụ nữ trong các tác phẩm văn xuôi sau năm 1986 đã tự cởi trói về tình dục. Họ sẵn sàng chủ động và bày tỏ sự ham thích, thậm chí kiếm tìm tình dục. Nhân vật My trong Thiếu phụ chưa chồng

của Nguyễn Thị Thu Huệ mạnh dạn: "Thời của tôi khác thời của chị rồi... Tôi muốn tự do và sung sướng". Nhân vật Thoa, Không Bé trong tiểu thuyết Đàn bà của Lý Lan sẵn sàng đấu tranh với các thế lực để được tự do làm những việc mình cần làm: về Việt Nam, viết tự truyện, đi tìm kiếm lại sự thật của tổ tiên. Tất cả những điều này không ngoài mục đích khẳng định cái tôi cá nhân, một cái tôi vốn bị lãng quên,

thậm chí bị sỉ nhục trong quá khứ. Đề cập đến vấn đề tính dục, chúng tôi không thể không nhắc đến những “nhân vật” đã từng làm nên những “cơn sốt”, làm “nóng” văn đàn và làm xôn xao dư luận trong khoảng hơn chục năm qua. Đó là những đại diện như Y Ban với I am đàn bà, Xuân từ chiều, Tự, Nhân tình, Hai bảy bước chân là lên thiên đường; Võ Thị Xuân Hà với Đàn sẻ ri bay ngang rừng; Võ Thị Hảo với

Giàn thiêu, Biển cứu rỗi, Vườn yêu, Con dại của đá; Đỗ Hoàng Diệu với Bóng đè,

Vu quy; Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận; Thuận với Vân Vy;… Thể hiện vấn đề dục tính trong văn học, các tác giả nữ cũng chọn những hướng đi khác nhau. Ở một số tác phẩm, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thùy Mai chọn cách nói khá tế nhị, kín đáo về nhu cầu bản năng của con người. Với Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu tình dục được diễn tả táo bạo hơn nhiều. Nếu như trước đây, vấn đề tính dục trong văn học thường chỉ đặt ra trong tương quan với tình yêu đôi lứa, sự sa đọa về nhân cách, những ẩn ức do di chứng của chiến tranh,… thì tính dục trong văn học hiện nay đã được mở rộng như một phương tiện chuyển tải những ẩn ức khác nhau của đời sống nhân sinh.Sự vận động xã hội tạo ra những ẩn ức tính dục mới, thu hút sự quan tâm của người viết. Khám phá những tác phẩm viết về tính dục trong văn xuôi nữ đương đại, chúng tôi nhận thấy các nhà văn nữ thường đề cập đến những nhân vật nữ của mình ở hai khía cạnh là vẻ đẹp cơ thể và sự mạnh mẽ của bản năng tình dục tự nhiên. Hay nói cách khác, những nhân vật nữ đó đều là những người đàn bà gợi tình và khát tình. Trước đây, khi mô tả vẻ đẹp của những người phụ nữ, các tác giả thời phong kiến và trung đại luôn tránh đề cập đến phần thân thể nhạy cảm của người nữ. Người phụ nữ đẹp xưa chỉ được hình dung qua những hình ảnh so sánh như mái tóc dài đen mượt như nhung, cái mũi dọc dừa, đôi mắt lá dăm, khuôn mặt trái xoan,… và gợi tình nhất cũng chỉ là cái eo nhỏ “thắt đáy lưng ong” mà thôi. Chúng tôi nhận thấy những cách miêu tả như vậy có thể khiến người ta chấp nhận rằng người con gái đó đẹp theo đúng chuẩn mực và quan niệm về cái đẹp của người phương Đông và cũng có thể tưởng tượng ra một vài nét đẹp phảng phất đâu đó; nhưng cách miêu tả ấy lại không thể cho người ta cảm nhận một cách thực nhất về

hình thể người phụ nữ được miêu tả, và nhất là không bao giờ thấy được những nét gợi tình vốn là vẻ đẹp thiên bẩm của người phụ nữ. Với các cây bút nữ đương đại, khi khám phá con người bản năng, các tác giả thường chú ý khắc hoạ vẻ đẹp cơ thể của người nữ ở những phần thân thể mà tạo hoá đã ban tặng cho họ. Là phụ nữ, các tác giả nữ hiểu hơn ai hết sức mạnh đặc biệt của những phần thân thể ấy trong tình yêu, trong khoái cảm và thăng hoa tình dục. Đó là vẻ đẹp của làn da, bầu vú, đôi môi, cặp mông, đôi chân,… và cả những phần kín nhạy cảm khác của cơ thể nữ. Trong văn học phương Tây đầu thế kỷ XX, việc miêu tả vẻ đẹp hình thể người phụ nữ được coi là cả một nghệ thuật và được dùng với tên gọi là body writing (lối viết thân thể). Lối viết thân thể này đã được các nhà văn chương nữ quyền luận Pháp lấy cơ sở lý luận từ mỹ học về sự sống tự nhiên. Bên cạnh mục đích phô diễn thân thể như một phương tiện cho sự bình đẳng giới thì văn chương nữ quyền cũng lấy thân thể người phụ nữ như một phương tiện biểu đạt nội dung tác phẩm. “Với văn học, thân thể là thân thể sống, nó không giản đơn là thân xác, xác thịt. Xem thân thể chỉ là xác thịt có nghĩa là thu hẹp nó, tầm thường hóa nó. Trong con người sống, thân thể thấm nhuần tâm hồn. Chỉ xác thịt không phải là thân thể người, tính dục cũng không phải thân thể người. Chỉ có cảm xúc tâm hồn mới biến thân thể thành ngôn ngữ”.[89, tr.72]. Trong hầu hết các tác phẩm viết về tính dục, dường như tác phẩm nào cũng đề cập đến vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ bằng điểm nhấn ở bầu vú – phần cơ thể đặc trưng của cái đẹp phồn thực. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua sáng tác của Võ Thị Hảo, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu, Võ Thị Xuân Hà,… Bộ ngực là một trong những vẻ đẹp nữ tính nổi bật. Nó biểu tượng cho sự nuôi dưỡng, cưu mang, là khát vọng sinh sôi, nảy nở : “Nhuệ Anh vươn cao người. Chiếc áo vải đen nàng vừa kịp khoác lên đã rơi ruột ra để lộ đôi vai trắng ngần và đôi vú ngời ngợi như hai vầng trăng”; “Chiếc áo trắng ngà thật đẹp. Vừa vặn ôm sát thân hình em và hở ra một chút bộ ngực tròn trịa với bờ vai, đôi cánh tay mịn màng anh vẫn thường khen”[117]. Và khi đứng trước gương, “nàng chậm rãi mở từng cái cúc áo, khuôn ngực đầy đặn trắng ngà hiện ra, hai tòa thiên nhiên như hai nắm cơm đẹp. nàng trút

bỏ hẳn chiếc áo. Sau đó nàng nghiêng vai để ngắm”[117]. Và cái vẻ kiêu hãnh đó của nhân vật Nhuệ Anh (Giàn thiêu – Võ Thị Hảo) khi nhìn ngắm thân thể mình cũng là vẻ kiêu hãnh của những người con gái đẹp trong Bóng đè, Vu quy của Đỗ Hoàng Diệu: “Giật tung hàng khuy áo, cánh hoa đỏ thẫm đứt đôi. Vú tôi rứng tràn không khí. Vú tôi là đời sống, là hơi thở, là khí quyển”.[99, tr.25]. Cảm hứng tự hào, tự tôn tràn ra qua những ngôn từ khi thì giản dị, trìu mến, khi thì mĩ lệ hóa: “đôi vú ngời ngợi như hai vầng trăng” (Giàn thiêu), “bầu vú nhô cao” (Giàn thiêu) “bộ ngực hình trinh nữ với đôi núm vú nhỏ” (Góa phụ đen), “bộ ngực tròn trịa” (Bóng đè), “Cơ thể săn chắc mượt mà vun đầy hai mươi” (Bóng đè). Bên cạnh những bầu vú căng tròn đầy xuân sắc thì vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ cũng đến từ những “đôi bàn tay nhỏ nhắn và mềm mại hiếm thấy” [99, tr.5], “đôi mắt to tròn mở toang” [99, tr.89], “khuôn miệng xinh xắn đầy đặn mời mọc luôn nở nụ cười mê hồn” [99, tr.90], “cặp đùi non buông trễ nải” [99, tr.76],… Những nét đẹp ấy được miêu tả thật tự nhiên, không chút gượng gạo và vô cùng gợi tình. Khi miêu tả những nét đẹp thân thể của người phụ nữ, các nhà văn nữ đương đại đã mang đến cho văn học Việt Nam những năm gần đây một số nét chấm phá mới về ngôn ngữ tả chân nếu chúng ta không muốn nói một cách to tát hơn là ngôn ngữ thân thể. Có thể cách xây dựng hình ảnh người đẹp trong văn xuôi nữ có nhiều thiên vị do bản thân những người cầm bút là phụ nữ, nhưng có một điều chúng ta có thể chắc chắn rằng việc xây dựng những hình tượng phụ nữ gợi tình như thế là một cách để các tác giả nữ tiến sâu hơn trong đề tài tính dục khi đề cập đến những khát khao yêu đương bản năng của những người phụ nữ. Như chúng tôi đã nói ở phần trên, nhân vật nữ trong văn xuôi đương đại những năm gần đây là những người phụ nữ gợi tình và khát tình. Với quan niệm rõ ràng về những điều mình viết, các cây bút nữ viết về những người phụ nữ khát tình – những người luôn mong muốn được yêu thương và đạt được những khoái cảm tình dục, bằng tất cả những bức xúc cần giải toả. Đó là lý do vì sao hầu hết các tác giả nữ không hề mặc cảm, dè dặt khi đưa tình dục vào tác phẩm. Tình dục dưới con mắt các cây bút nữ được thể hiện ở nhiều sắc

thái và đã được họ viết bằng lối viêt thẳng thắn, trần trụi và bạo liệt. Viết thẳng thắn về tình dục là cách để các nữ văn sĩ tự giải toả mình, khẳng định tiếng nói của giới mình, đồng thời góp một tiếng nói mạnh mẽ đòi quyền bình đẳng cho nữ giới –

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) (Trang 94 - 107)