Thức phái tính và nữ quyền trong văn học cách mạng

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) (Trang 60)

5. Cấu trúc luận án

2.4.2.1.thức phái tính và nữ quyền trong văn học cách mạng

Cách mạng tháng Tám thành công mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời chấm dứt hơn 80 năm nô lệ dưới ách Pháp xâm lược. Song ngay từ khi mới giành được chính quyền, dân tộc Việt Nam đã phải bắt tay vào cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt chống xâm lược Pháp và xâm lược Mĩ.

Ba mươi năm văn học 1945 – 1975 là thời kì phát triển rực rỡ nhất của văn học cách mạng Việt Nam. Nó xứng đáng ở vị trí tiên phong của những nền văn học chống đế quốc và giải phóng dân tộc. Văn học đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh thần thánh nhằm thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nhà văn đã thành chiến sĩ, các tác phẩm đã thành vũ khí, phục vụ trực tiếp cho hai cuộc kháng chiến.

Đây là nền văn học mà âm hưởng, giọng điệu chính là cái anh hùng, cái phi thường, cái cao cả. Nó khẳng định tính cộng đồng, cái tôi chung tập thể, khẳng định dân tộc. Nó kêu gọi, động viên, khích lệ, phát huy vai trò của từng cá nhân trong sự nghiệp chung của dân tộc. Nó hướng con người tới ngay mai tươi sáng. Trong nhiều tác phẩm, người phụ nữ được hình dung như những anh hùng tiêu biểu cho vẻ đẹp của thời đại như chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi), chị Sứ (Hòn đất của Anh Đức), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu), Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam của Tố Hữu),… Và có lẽ vì thế, “đời sống

tinh thần của nữ giới mới được khai thác nhiều ở khía cạnh xã hội mà chưa chú ý nhiều đến đặc trưng về giới”. [18, tr.4].

Có thể nói văn học giai đoạn này đã ghi lại không khí và tâm trạng của cả một thời đại khi toàn dân tộc bước qua mọi thử thách để chiến đấu và chiến thắng. Sống trong không khí cộng đồng, con người cá nhân cũng nhường chỗ cho con người cộng đồng, vì cộng đồng. Vì vậy, hình tượng nhân vật được xây dựng trong văn học hầu hết là những hình tượng con người phi giới tính. Trong suốt cả giai đoạn văn học này, chúng tôi nhận thấy hiện tượng thơ Xuân Quỳnh là một hiện tượng hy hữu. Đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta có thể cảm nhận được một khát vọng tình yêu mang hơi hướng phái tính khá rõ nét với những Sóng, Thuyền và biển, Mùa hoa doi,.... Hay nói một cách cụ thể hơn, ý thức về bản thể người nữ được Xuân Quỳnh thể hiện một cách cuồng nhiệt không kém gì nam giới. Chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn điều này nếu đem so sánh Sóng của Xuân Quỳnh với Biển của Xuân Diệu. Với những bài thơ tình đúng nghĩa, với giọng thơ cất lên từ tiếng nói của cá nhân, đời tư, Xuân Quỳnh được xem như một “bông hoa lạ” trong nền thơ kháng chiến. Thơ Xuân Quỳnh có lẽ vì thế mà được độc giả thời ấy (và cả bây giờ) yêu mến, đọc nhiều, nhắc đến nhiều như một sự giải toả ẩn ức của cả một cộng đồng trong một thời kỳ lịch sử văn học đặc biệt.

2.4.2.2. Vấn đề về thân phận người phụ nữ trong văn xuôi đô thị miền Nam từ 1954 đến 1975

Trong một nghiên cứu mới đây về Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975, TS. Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng “Văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975 là một bộ phận đặc biệt của văn học dân tộc. Đặc biệt bởi lẽ đây là nền văn học đặt dưới sự kiểm soát gắt gao của đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Theo bước chân xâm lược của Mỹ, văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Mỹ tràn và miền Nam. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng” [28, tr.1].

Xã hội đô thị miền Nam 1954 – 1975 thực tế là một xã hội vô cùng rối ren về chính trị. Tình hình chính trị xã hội ở miền Nam thời kỳ này luôn bất ổn không chỉ bởi chiến tranh bom đạn ngày càng khốc liệt mà ngay cả những cuộc đảo chính, lật đổ do sự mâu thuẫn ngấm ngầm ngay trong nội bộ chính quyền Sài Gòn cũng là những nguyên nhân khiến cục diện chính trị căng thẳng thêm. Trong bối cảnh chính trị phức tạp ấy, tâm trạng chung của con người là lo âu, căng thẳng và luôn cảm thấy bất an. Tâm lý của họ hoặc hoang mang sợ hãi, hoặc chán nản, bất cần. Trong nỗi lo âu và đau khổ chất chồng, con người dễ dàng tìm đến với triết học hiện sinh - một học thuyết về thân phận con người đã theo chân lính Mỹ đến Việt Nam ngay từ những năm đầu của cuộc chiến. Tư tưởng của triết học hiện sinh khi đã được những kiếp người luôn sống trong nơm nớp, bất an đón nhận thì một điều hiển nhiên là văn học hiện sinh cũng nhanh chóng được giới thiệu và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội cũng như đời sống văn học.

Văn học giai đoạn 1954 – 1975 chứng kiến sự “nở rộ” của tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ ca. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, chỉ trong khoảng thời gian 20 năm mà số tiểu thuyết ở miền Nam được xuất bản đã lên đến hàng nghìn cuốn. Văn học hiện sinh phương Tây khi du nhập vào miền Nam Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung tư tưởng và thậm chí cả nhan đề tiểu thuyết, truyện ngắn. Những tác giả tiêu biểu của văn học miền Nam giai đoạn này phải kể đến là Lưu Nghi, Minh Đức Hoài Trinh, Ngô Thế Vinh, Duyên Anh, Thanh Nam, Nguyễn Đình Toàn, Trần Nhật Tiến, Bình Nguyên, Nhã Ca, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, …

Là những nhà văn sinh sống trong thời kỳ xã hội đầy bất ổn và bất trắc như vậy, lại tiếp nhận tư tưởng văn học hiện sinh phương Tây mà điển hình là F. Kafka và A. Camus, các nhà văn đã tập trung miêu tả thân phận con người trong cuộc sống đầy rẫy những cảnh “phi lý” [28], trớ trêu trước sự nghiệt ngã của số phận. Hậu quả tất yếu của chiến tranh, của những rối ren chính trị, theo một quy luật bất định, chỉ là máu và nước mắt, là những mảnh đời đau khổ bơ vơ lạc lõng, không có

niềm tin và không còn cả ước mơ, nhất là với trẻ em và phụ nữ. Đi sâu tìm hiểu vấn đề thân phận của người phụ nữ trong văn học miền Nam thời kỳ này, chúng tôi cảm nhận sâu sắc về sự mất mát, đau đớn mà họ phải gánh chịu. Và qua những nhân vật nữ khổ đau của mình, tiếng nói bênh vực nữ quyền của các cây bút thời kỳ này không chỉ còn dừng ở việc lên án, tố cáo xã hội nữa, mà xa hơn thế, là sự phản đối chiến tranh.

Nhìn nhận vấn đề về thân phận người phụ nữ trong Văn xuôi đô thị miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975, chúng tôi nhận thấy những điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, các tác giả văn xuôi đô thị miền Nam dành khá nhiều trang viết về những đứa bé gái bị bỏ rơi, không nơi nương tựa.

Như chúng ta đều thấu hiểu, gia đình vốn là hình ảnh của xã hội thu nhỏ. Trong thời chiến, khi xã hội trở nên hỗn độn, khi những giá trị đạo đức không còn được quan tâm, khi con người luôn phải sống trong những nỗi bất an, những nỗi sợ hãi rình rập thì trong gia đình, mỗi cá nhân cũng mất đi sự nương tựa, sự chở che; những nụ cười và những ánh nhìn âu yếm cũng nhường chỗ cho sự ghẻ lạnh, sự hắt hủi và cùng với nó là nỗi cô đơn luôn ám ảnh, dày vò. “Trong văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975, người ta tuyệt nhiên không thể tìm thấy mẫu nhân vật có cuộc sống gia đình êm ấm, đủ đầy” [28]. Những nhân vật bé gái bất hạnh xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm giai đoạn này là những bé gái bị bỏ rơi, tuổi thơ của các cô bé luôn chứa đựng những buồn tủi, cô độc, bơ vơ.

Trong tiểu thuyết Cho mượn cuộc đời của Thanh Nam, cô bé Phấn đến tận khi dấn thân sâu vào con đường làm điếm, vẫn không quên được ký ức về một tuổi thơ kinh hoàng sống bên người mẹ giang hồ: “mỗi lần con Phấn phạm tội gì, má nó không cần hỏi han đầu đuôi và cũng không cần nghe lời phân giải của nó, cứ cái chổi lông gà mà quất liên hồi lên người nó bất kể mặt mũi chân tay. Nếu Phấn biết điều, đứng yên chịu đòn thì trận đánh còn sớm chấm dứt chứ nếu nó mở miệng kêu khóc thì còn nguy hại hơn nữa. Má Tư sẽ trói Phấn lại và tiếp tục trận đòn cho tới chừng nào má mệt, không thể nào đánh được nữa” [28, tr.4]. Bé Phấn cô đơn, cô

đơn ngay cả ở trong ngôi nhà mình, và cô đơn ngay cả khi ở bên người thân yêu nhất là mẹ. Dường như trong cô bé, không còn chút khái niệm nào về tình yêu thương, về tình mẫu tử. Sống trong cuộc đời với những ngày dài ảm đạm đen tối như thế, việc cô bé dấn thân vào chốn bùn nhơ của xã hội là một hệ quả có thể dự báo trước.

Cô bé trong tiểu thuyết Con đường của Nguyễn Đình Toàn cũng là một cô bé bất hạnh. Cha chết sớm, mẹ bỏ đi lấy người khác, cô bé phải về ở với gia đình ông nội trong sự ghẻ lạnh, tàn nhẫn của những người cô, người thím, những người họ hàng. Tưởng đâu khi đến thăm mẹ thì cô bé sẽ được vỗ về, được thương yêu, nào ngờ cô lại vấp phải sự lạnh lùng, nhạt nhẽo của chính mẹ mình. Vì thế, “không có gì lạ khi trên đường trở về, cô đã trao thân cho một sĩ quan xa lạ, bởi anh ta là người duy nhất biết chăm sóc cô khi cô bị cảm bất ngờ. Cuộc tình chóng vánh đến phi lý ấy thể hiện sự bơ vơ của cô gái trong cuộc đời chỉ toàn những hững hờ” [28, tr.5].

Chuyện bé Phượng của Trần Nhật Tiến cũng là một câu chuyện viết về những đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, không được sống dưới mái ấm gia đình. Cuộc sống của bé Phượng và của những người bạn khác của bé ở cô nhi viện là cuộc sống ảm đạm, buồn thảm, nặng nề giữa bốn bức tường lạnh lẽo. Khi bé Alice chết vì tai nạn trong khi chạy băng qua đường khiến mọi người tiếc thương thì với bé Phượng, cái chết đó lại được coi là một sự giải thoát. Nét u ẩn, đượm buồn trong đôi mắt những đứa trẻ còn trong sáng, thơ ngây như bé Phượng khiến người ta không khỏi thở dài, chạnh lòng thương cho số phận những bé gái sớm phải đối mặt với những nghiệt ngã của cuộc đời.

Cô bé Kim trong tiểu thuyết Cô hippy lạc loài của Nhã Ca cũng mang thân phận đáng thương và cuộc đời bi thảm. Mẹ mất sớm, Kim sống với cha, mẹ kế và hai đứa em cùng cha khác mẹ. Gia đình chính là địa ngục đối với Kim bởi sự tàn ác của mẹ kế. Người cha, khi chứng kiến con gái bị mẹ kế đánh đập tàn nhẫn cũng ngoảnh mặt làm ngơ. Cuối cùng, cô bé mười bốn tuổi phải bỏ nhà ra đi…

Bước chân của những đứa trẻ như bé Kim rồi sẽ về đâu trên con đường đời đầy cạm bẫy và khổ đau ấy? Những tác phẩm viết về cuộc đời của những đứa trẻ bị bỏ rơi trong tiểu thuyết miền Nam thời kỳ này cứ kéo dài mãi, như thể con đường tăm tối phía trước các em là những con đường thăm thẳm khôn cùng…

Bên cạnh việc xuất hiện khá nhiều nhân vật những đứa bé bị bỏ rơi thì văn xuôi đô thị miền Nam cũng thường đề cập đến những thân phận phụ nữ long đong, phiêu dạt khát khao đi tìm lẽ sống.

Như chúng ta đều biết, xưa kia, người phụ nữ Việt Nam thường chỉ quẩn quanh bên bếp núc canh cửi trong nhà, nếu có đi xa lắm thì cũng ít khi bước ra khỏi lũy tre làng mình. Khi lấy chồng, người con gái cũng được khuyên “lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ”, “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Dân gian xưa quan niệm rằng người phụ nữ sảy chân khỏi làng, khỏi nhà thường sẽ gặp nhiều bất trắc. Cuộc sống bình yên bên cha mẹ, chồng con mới chính là cuộc sống yên bình. Đầu thế kỷ XX, người phụ nữ trong thơ của Tú Xương đã bước chân ra khỏi ngôi làng của mình để buôn bán, nuôi chồng chăm con. Mặc dù vất vả nhưng người phụ nữ có niềm vui riêng của mình khi gia đình của họ được chăm sóc, thương yêu bằng bàn tay tần tảo khuya sớm. Dẫu vậy, nhưng hình ảnh người phụ nữ tha hương vẫn thường gắn liền với những “lặn lội”, “eo sèo” và đơn bóng.

Trong văn học miền Nam 1954 – 1975, những nhân vật nữ luôn bị đặt trong những cuộc hành trình dài triền miên. Khác với những người phụ nữ tha hương buôn bán đầu thế kỷ, những người phụ nữ thời kỳ này đi tìm lý tưởng sống, đi tìm lối thoát cho cuộc đời và thực hiện những khát vọng cá nhân. Vì thế, bước chân của họ không phải chỉ là bước chân ly hương do hoàn cảnh khách quan mà thậm chí là những bước chân trốn chạy khỏi quê hương. Nhưng cuối cùng, những bước chân ấy của họ chỉ mang lại cảm giác trôi dạt, cô độc.

Sinh ra tại một tỉnh lẻ ở Vĩnh Long, cuộc đời của nhân vật Liễu trong Thú hoang của Nguyễn Thị Thụy Vũ tưởng đâu có được cuộc sống êm đềm; chẳng ngờ

lại vô cùng chật chội và tù túng bởi nơi ấy con người sống với nhau đầy thành kiến và độc ác. Chán chường với cuộc sống đơn điệu, mòn mỏi và tù hãm, nhất là khi phải chứng kiến bi kịch của những người xung quanh, Liễu đã quyết định rời xa quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh ly tán ấy, Sài Gòn liệu có phải là bến đỗ bình an cho cuộc đời Liễu?

Nhân vật Khanh trong tiểu thuyết Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng là một cô gái Huế, do loạn ly nên cả gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Khanh lấy một người chồng gốc Bắc và hai vợ chồng sống chung trong ngôi nhà của gia đình Khanh. Cuộc sống bất ổn trong đời sống vợ chồng bởi những cuộc khẩu chiến kéo dài giữa “gái Huế” và “trai Bắc” khiến Khanh buồn nhớ quê hương và cảm thấy bơ vơ nơi đất khách quê người.

Bốn cô con gái của hai ông bà già Nam Thành trong tiểu thuyết Đò dọc của Bình Nguyên thì bộc lộ nỗi buồn ra mặt khi phải trôi dạt từ Sài Gòn về Biên Hòa. Với họ, Sài Gòn không chỉ thân thuộc mà còn chứa chan kỷ niệm. Họ vẫn chỉ coi Thái Huyên trang là một nơi sống tạm bợ và luôn đau đáu được trở về…

Những chuyến ra đi của những người phụ nữ trong văn học miền Nam 1954 – 1975 hoàn toàn do yếu tố khách quan mang lại. Chiến tranh, loạn lạc, ly tán là những điều mà chẳng người phụ nữ nào mong muốn. Cuối cùng, dẫu ở, dẫu đi thì họ vẫn cô độc, vẫn lẻ loi bởi con đường tìm đến những bến đỗ hạnh phúc của họ đã bị chiến tranh như bức rào chắn khổng lồ che lối.

Viết về những người phụ nữ trong một xã hội bất ổn và đầy biến động, dường như các nhà văn miền Nam 1954 – 1975 muốn gửi gắm vào đó tất cả nỗi cảm thông với những thân phận phụ nữ bị bỏ rơi, bị vùi dập, cố trốn chạy thoát khỏi hoàn cảnh trái ngang nhưng cuối cùng lại bế tắc, bất hạnh. Và cuối cùng, một mảng mà chúng tôi không thể không đề cập đến khi viết về văn xuôi đô thị miền Nam là hình ảnh những nhân vật nữ khát khao tình yêu, khát khao được sống thật với chính mình trong cuộc sống tình dục.

Nhân vật nữ trong văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975 vốn khao khát sống, khao khát được giải phóng bản thể, tràn trề hy vọng về một cuộc sống hạnh

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) (Trang 60)