R+ (1 r+ R)*gPe (9)

Một phần của tài liệu tài liệu thẩm định dự án đầu tư (Trang 59 - 60)

II Tác động gián tiếp

i R+ (1 r+ R)*gPe (9)

Từ công thứ (9) cho thấy, trong trường hợp không có rủi ro bên vay không chịu trả nợ và lạm phát bằng 0, lúc này lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực. Trường hợp rủi ro bên vay không chịu trả nợ R= 0, công thức (9) trở thành:

i = r + (1 + r)*gPe (10)

và đây cũng là công thức được sử dụng nhiều nhất thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Đôi khi do tích số r*gPe nhỏ nên được bỏ qua, và công thức (10) lại trở thành: i = r + gPe, tức là quay về với quan niệm ban đầu, lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực cộng tỷ lệ lạm phát. Từ công thức (10), biến đổi rút r ra, ta có công thức xác định lãi suất thực thông qua mức lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát như sau: e e gP + 1 gP - i = r (11)

Các bên cho vay thường công bố mức lãi suất danh nghĩa. Khi tỷ lệ lạm phát gia tăng, để đảm bảo duy trì được mức sinh lợi yêu cầu thực tế, các bên cho vay sẽ phải tăng lãi suất cho vay danh nghĩa để đảm bảo mức lãi suất thực ít nhất là ngang bằng với thời điểm trước đây khi tỷ lệ lạm phát chưa gia tăng (tối thiểu là phải cố định mức lãi suất thực). Hiện nay, các bên cho vay đều đưa ra cơ chế lãi suất thả nổi thay vì cho vay theo lãi suất cố định. Với nguyên tắc này, khi đã biết lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát, cách thức thiết lập mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất để có thể phán ánh tác động của lạm phát lên hiệu quả tài chính dự án được thực hiện như sau:

- Trên bảng thông số, lãi suất của mỗi loại vốn đầu tư dự án sẽ có hai ô, một ô ghi giá trị lãi suất danh nghĩa, một ô ghi giá trị lãi suất thực. Ngoài ra, có một ô ghi giá trị tỷ lệ lạm phát hiện thời;

- Trên cơ sở nguyên tắc này, sử dụng công thức (11), với mức lãi suất danh nghĩa ngân hàng công bố và tỷ lệ lạm phát hiện thời, để xác định mức lãi suất thực mà các bên cho vay yêu cầu, gõ trực tiếp bằng tay giá trị của lãi suất thực vào ô dành để ghi giá trị này trên bảng thông số. Sau đó, tại ô

dành để ghi giá trị lãi suất danh nghĩa, lấy giá trị lãi suất thực mới tính được trong ô địa chỉ lãi suất thực, kết hợp với ô ghi giá trị lạm phát, dùng công thức (10) để tính lại giá trị mức lãi suất danh nghĩa.

Với cách tổ chức liên kết thông tin như vậy, khi tỷ lệ lạm phát thay đổi, lãi suất vay vốn cũng sẽ thay đổi, do đó suất chiết khấu WACC cũng tự động thay đổi theo. Tuy nhiên, đối với những nguồn vốn có lãi suất vay không phụ thuộc lạm phát (chẳng hạn như vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn ODA, ...), thì không cần thực hiện kết nối quan hệ trên.

Đối với các nội dung còn lại: Vốn đầu tư ban đầu, các khoản phải thu, các khoản phải trả, ... để đưa tác động của lạm phát vào quá trình tính toán, thì số liệu chỉ số lạm phát trong nước hàng năm phải được xác định để đưa giá trị vốn đầu tư, doan thu, chi phí, ... về mặt bằng giá của từng năm. Tất cả những nội dung hướng dẫn này sẽ được mô tả lại qua một dự án cụ thể trong nội dung Phần III - Các dự án mẫu.

Một phần của tài liệu tài liệu thẩm định dự án đầu tư (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w