Nhận diện rủi ro, các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu tài liệu thẩm định dự án đầu tư (Trang 29 - 30)

Có nhiều cách để tiếp cận, nhận diện và phân tích rủi ro, như là rủi ro hệ thống và phi hệ thống, rủi ro do nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại, ... Tuy nhiên, phân tích và đánh giá rủi ro theo quá trình thực hiện dự án cũng như các yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới các khâu trong vận hành khai thác dự án thường được sử dụng vì đây là cách tiếp cận khá trực diện, đơn giản, dễ hiểu và khá đầy đủ. Rủi ro, có thể xảy ra hoặc không xảy ra, có thể xảy ra với dự án này, nhưng lại không xảy ra với các dự án khác. Hoạt động đầu tư thường gắn với rủi ro, rủi ro càng lớn thì mức sinh lợi yêu cầu càng cao. Vấn đề là, các TCTD phải làm thế nào để nhận diện được rủi ro, chủ động trước những rủi ro có thể xảy ra với dự án mà họ đang xem xét khả năng tham gia tài trợ, qua đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

- Rủi ro về cơ chế, chính sách: Gồm những bất ổn về cơ chế, chính sách làm thay đổi dòng tiền của dự án theo chiều hướng xấu đi. Ngoài ra, việc tuân thủ nghiêm túc các qui định hiện hành cũng là một biện pháp để phòng tránh những rủi ro loại này. Để giảm thiểu rủi ro này, trong phân tích đánh giá tính pháp lý của dự án, cần chú ý tới việc chấp hành, mức độ tuân thủ các qui định hiện hành trong hoạt động quản lý đầu tư và xây dựng. Đồng thời, nếu có thể, doanh nghiệp nên tìm kiếm các hình thức như: Bảo hiểm, tự bảo hiểm, ưu đãi hoặc bảo lãnh của chính phủ cho một số vấn đề có tính chất bất khả kháng;

- Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Dự án hoàn thành không đúng tiến độ dự kiến, và các thông số đạt được không phù hợp với những tiêu chuẩn đã đặt ra. Thông qua nội dung phân tích về tổ chức quản lý thực hiện dự án, lựa chọn nhà cung ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, hợp đồng tư vấn giám sát, ... sẽ đánh giá loại rủi ro này. Biện pháp giảm thiểu rủi ro: Triển khai dự án theo đúng qui định hiện hành trong đầu tư xây dựng, thiết lập cơ chế giám sát và chịu trách nhiệm rõ ràng thông qua các hợp đồng tư vấn giám sát, hợp đồng bảo lãnh; lựa chọn hình thức thực hiện các hợp đồng một cách phù hợp; - Rủi ro thị trường yếu tố đầu vào: Dự án không thực hiện được phương án

khai thác nhập lượng đầu vào như dự kiến, dẫn tới nguồn nhập lượng đầu vào không ổn định, chất lượng không đảm bảo hoặc chi phí nhập lượng tăng cao. Để giảm thiểu rủi ro, ngay từ ban đầu trong đánh giá hiệu quả tài chính

dự án, cần lượng hoá những yếu tố không chắc chắn đối với phương án khai thác nhập lượng đầu vào để đưa vào tính toán cụ thể, thực hiện khảo sát độ nhậy dự án với những nhập lượng quan trọng và có khả năng thay đổi nhiều để đánh giá ảnh hưởng của nó tới hiệu quả tài chính của dự án. Bên cạnh đó, yêu cầu doanh nghiệp tìm kiếm các biện pháp giảm thiểu khác như: Ký các hợp đồng cung ứng dài hạn, lựa chọn các nhà cung ứng uy tín, lựa chọn các hình thức hợp đồng (kỳ hạn, giao ngay, giá cố định, ...) phù hợp với tính chất của thị trường yếu tố đầu vào;

- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: Loại rủi ro này thường xuất phát từ việc phân tích đánh giá thị trường không cẩn trọng, từ đó dẫn tới việc xác định mục tiêu và lựa chọn qui mô đầu tư không phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Đánh giá quá cao nhu cầu của thị trường, định vị sản phẩm đầu ra và lựa chọn thị trường mục tiêu không phù hợp, dẫn tới doanh thu không đủ bù đắp chi phí, và không đạt được các chỉ tiêu tài chính như dự kiến. Biện pháp giảm thiểu rủi ro: Ngay từ đầu, những thông số về giá bán sản phẩm dự kiến, khả năng huy động công suất thiết kế, khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của sản phẩm, ... phải được phân tích theo hướng thận trọng, an toàn và hợp lý để đưa tính toán, xác định hiệu quả tài chính dự án. Thực hiện việc phân tích độ nhậy dự án theo các yếu tố được đánh giá là quan trọng và có khả năng thay đổi nhiều nhất để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng tới hiệu quả dự án, cũng như khoảng an toàn của dự án. Bên cạnh đó, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khác như: Tìm kiếm hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, lựa chọn công nghệ cho phép có thể thực hiện việc đa dạng hoá về chủng loại sản phẩm, giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh (nếu có), ...

- Các loại rủi ro khác: Rủi ro kỹ thuật, vận hành và bảo trì; rủi ro về môi trường và xã hội; rủi ro kinh tế vĩ mô, ... Để các TCTD có thể chủ động trong nhiều tình huống trên cơ sở đã có những dự tính cụ thể, tuỳ theo từng loại rủi ro, trên cơ sở phân tích và nhận định, để lượng hoá và đưa vào trong phương án tính toán đánh giá hiệu quả tài chính dự án. Đồng thời, đề xuất với doanh nghiệp các biện pháp giảm thiểu.

Một phần của tài liệu tài liệu thẩm định dự án đầu tư (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w