Lịch vay vốn, trả nợ (Loan Schedule): Lịch vay vốn, trả nợ này được xây dựng

Một phần của tài liệu tài liệu thẩm định dự án đầu tư (Trang 43 - 44)

II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỘT CÁI NHÌN TỔNG THỂ.

3.5.Lịch vay vốn, trả nợ (Loan Schedule): Lịch vay vốn, trả nợ này được xây dựng

3. Trình tự xây dựng các bảng tính trong phân tích dự án.

3.5.Lịch vay vốn, trả nợ (Loan Schedule): Lịch vay vốn, trả nợ này được xây dựng

dựa trên các thoả thuận tài trợ: Nguồn tài trợ, điều kiện tài trợ vốn vay: lãi suất, thời hạn trả nợ, hình thức trả nợ. Lịch vay vốn, trả nợ được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho các phân tích ở những bước tiếp theo sau: (1) Xác định kế hoạch vay vốn, trả nợ gốc và lãi vay đối với từng năm trong suốt vòng đời dự án; (2) số liệu đầu vào để xây dựng báo cáo ngân lưu dự án theo quan điểm chủ đầu tư; (3) tính toán chỉ tiêu DSCR. Thông thường, nếu một dự án vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau, có cả nội tệ và ngoại tệ, thì nội dung lịch vay vốn, trả nợ gồm có:

- Lịch vay trả vốn nước ngoài (tính bằng đồng ngoại tệ); - Lịch vay trả vốn nước ngoài qui đổi ra nội tệ;

- Tổng hợp lịch vay vốn, trả nợ các loại nguồn vốn tính chung bằng nội tệ. Để qui đổi lịch trả nợ vốn ngoại tệ ra nội tệ, chỉ cần nhân tất cả các chỉ tiêu của lịch trả nợ vốn vay ngoại tệ hàng năm với tỷ giá hối đoái tương ứng của năm đó. Hiện nay, các bên cho vay đều đưa ra cơ chế lãi suất thả nổi thay vì cho vay theo lãi suất cố định, đặc biệt là cho vay đầu tư dài hạn, và mức lãi suất cho vay thường công bố mức lãi suất danh nghĩa. Khi tỷ lệ lạm phát gia tăng, để đảm bảo duy trì được mức sinh lợi yêu cầu thực tế, chắc chắn các bên cho vay sẽ phải tăng lãi suất cho vay danh nghĩa để đảm bảo mức lãi suất thực ít nhất là ngang bằng với thời điểm trước đây khi tỷ lệ lạm phát chưa gia tăng (tối thiểu là phải cố định mức lãi suất thực). Khi lãi suất vay vốn thay đổi, không những chi phí sử dụng vốn bình quân thay đổi, mà các chỉ tiêu trong Lịch vay vốn, trả nợ cũng sẽ thay đổi, và kéo theo rất nhiều những thay đổi ở các chỉ tiêu có liên quan khác. Tác động của lạm phát lên các chỉ tiêu tài chính của dự án như thế nào, nội dung này sẽ được phân tích kỹ ở Mục .... Riêng đối với việc lập lịch vay vốn, trả nợ, làm thế nào để phản ánh được thực tế này vào trong bảng tính, chúng ta thực hiện như sau:

- Tạo lập liên kết giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát trên Bảng thông số: Trên bảng thông số, đối với mỗi loại nguồn vốn tài trợ sẽ có hai ô về lãi suất, một ô ghi giá trị lãi suất danh nghĩa, một ô ghi giá trị lãi suất thực. Căn cứ với mức lãi suất danh nghĩa ngân hàng công bố và tỷ lệ lạm phát hiện thời, để xác định mức lãi suất thực theo công thức:

e e gP + 1 gP - i =

r , trong đó r là lãi suất thực, i là lãi suất danh nghĩa và gPe là tỷ lệ lạm phát. Gõ trực tiếp bằng tay giá trị của lãi suất thực (r) được xác định theo công thức trên vào ô lãi suất thực trên bảng thông số. Sau đó, xác định lãi suất danh nghĩa theo công thức i = r + (1 + r)*gPe với r là lãi suất thực vừa xác định được ở trên;

- Với cách tổ chức liên kết thông tin như vậy, chúng ta đã xác định và cố định mức lãi suất thực mà các bên cho vay yêu cầu trên cơ sở lãi suất danh nghĩa mà các bên cho vay công bố và một tỷ lệ lạm phát hiện hành. Khi tỷ lệ lạm phát thay đổi, thì lãi suất vay vốn danh nghĩa cũng sẽ tự động thay đổi theo để đảm bảo bên cho vay luôn nhận được một mức lãi suất thực cố định như ban đầu. Nguồn gốc của hai công thức về lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa nêu trên sẽ được giải thích rõ ở Mục ...

Tuy nhiên, đối với những nguồn vốn có lãi suất vay không phụ thuộc lạm phát (chẳng hạn như vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn ODA, ...), thì không cần thực hiện kết nối quan hệ trên.

Một phần của tài liệu tài liệu thẩm định dự án đầu tư (Trang 43 - 44)