Đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng hoàn trả nợ vay.

Một phần của tài liệu tài liệu thẩm định dự án đầu tư (Trang 27 - 29)

Số liệu sử dụng để phân tích, đánh giá: Sử dụng kết quả phân tích đánh giá các nội dung có liên quan đã nêu ở trên (từ mục 2 đến mục 7), đặc biệt là đối với những kết quả phân tích định lượng, làm thông số đầu vào để phục vụ quá trình tính toán đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng hoàn trả nợ vay.

Nguyên tắc xây dựng các phương án đánh giá hiệu quả tài chính dự án: Xây dựng phương án cơ bản, là phương án được tính toán với các thông số đầu vào từ dự án lập và những số liệu phân tích định lượng nêu trên. Sau đó, thực hiện phân tích độ nhậy đối với các thông số quan trọng. Để tránh việc chấp thuận dự án dựa trên những ước tính quá lạc quan về chi phí và lợi ích, nên sử dụng những ước tính thiên lệch về hướng làm giảm bớt lợi ích của dự án, trong khi làm tăng cao mức ước tính về chi phí. Nếu dự án vẫn hấp dẫn sau khi đã tiến hành thẩm định như vậy, thì có rất nhiều khả năng dự án sẽ đứng vững khi những điều kiện trong thực tế trở nên khó khăn hơn so với dự kiến ban đầu.

Kỹ năng phân tích: Sử dụng Excel để thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng hoàn trả nợ vay của dự án. Trật tự thực hiện phân tích đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng hoàn trả nợ vay của dự án nên được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

- Lập bảng thông số: Là bảng tổng hợp các thông số cơ bản của dự án, số liệu đưa vào bảng thông số gồm: Số liệu từ dự án, số liệu có được từ kết quả phân tích về định lượng các nội dung có liên quan tới dự án như đã trình bầy ở trên. Lưu ý, trong Bảng Thông số, không nên đưa số liệu dưới dạng liên kết công thức, mà là số liệu dưới dạng số đơn/độc lập/gõ trực tiếp giá

trị vào địa chỉ ô trên excel. Bảng thông số nên được kết cấu theo các nhóm chỉ tiêu, để thuận tiện trong việc sử dụng và kiểm soát các chỉ tiêu này trong suốt quá trình tính toán;

- Lập bảng tính khấu hao cơ bản: Căn cứ cơ cấu vốn đầu tư phân bổ theo hạng mục, chế độ khấu hao hiện hành, điều kiện thực tiễn của dự án, để xác định kế hoạch trích khấu hao cơ bản hàng năm. Lưu ý, có thể sử dụng các hàm tính khấu hao cơ bản trong excel hoặc trực tiếp thiết lập công thức tính khấu hao. Trong quá trình xác định giá trị tài sản hình thành sau đầu tư để tính mức trích khấu hao hàng năm, cần xét đến yếu tố lạm phát trong thời gian thực hiện đầu tư, giá trị tài sản sau khi kết thúc quá trình đầu tư thường lớn hơn so với giá trị lúc lập dự án ban đầu. Khi doanh nghiệp thực hiện sửa chữa lớn, giá trị TSCĐ sẽ tăng lên, nên mức trích khấu hao trong những năm tiếp theo sẽ thay đổi, và sự thay đổi này cần được thể hiện trong bảng tính khấu hao cơ bản;

- Xây dựng kế hoạch trả nợ vốn vay: Căn cứ phương án nguồn vốn và tiến độ huy động các nguồn vốn đầu tư cũng như điều kiện vay vốn để xác định: Lãi vay phát sinh trong thời gian xây dựng, kế hoạch vay trả cho phù hợp. Lưu ý, đối với vốn vay bằng ngoại tệ, bên cạnh việc lập kế hoạch trả nợ bằng ngoại tệ, cần qui đổi ra nội tệ theo tỷ giá phù hợp với tỷ giá qui đổi hàng năm có gắn với tỷ lệ lạm phát. Hàm PMT, PPMT thường là những hàm được sử dụng khá phổ biến đối với việc lập kế hoạch trả nợ vốn vay; - Xác định chi phí sản xuất đơn vị: Căn cứ định mức tiêu hao nguyên nhiên

vật liệu, giá thành các yếu tố đầu vào (từ kết quả phân tích công nghệ, thiết bị và thị trường các yếu tố đầu vào), để xác định chi phí sản xuất đơn vị. Lưu ý, không đưa vào chi phí sản xuất đơn vị những chi phí có tính chất bất thường hoặc không thường xuyên, ví dụ như chi phí sửa chữa lớn;

- Xác định nhu cầu vốn lưu động: Căn cứ kế hoạch doanh thu, chính sách bán hàng, chính sách mua hàng của nhà cung ứng, khả năng vốn lưu động tự có tham gia, khả năng luân chuyển vốn lưu động của các dự án cùng lĩnh vực đầu tư, để xác định nhu cầu vốn lưu động cũng như lãi vay vốn lưu động hàng năm;

- Xác định kết quả kinh doanh: Căn cứ những phân tích về thị trường đầu ra để xác định khả năng huy động công suất thiết kế của thiết bị, qua đó xác định sản lượng sản xuất hàng năm. Cùng với giá bán sản phẩm dự kiến, xác định doanh thu hàng năm. Xác định chi phí trên cơ sở kết quả các bảng tính trung gian, gồm: bảng tính chi phí đơn vị sản phẩm, bảng tính khấu hao, bảng kế hoạch trả nợ, bảng xác định nhu cầu vốn lưu động. Tiếp theo, căn cứ vào chế độ thuế, để xác định lợi nhuận ròng;

- Xây dựng dòng ngân lưu và tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án: Trên cơ sở lợi nhuận ròng được xác định tại bảng tính kết quả kinh doanh, thực hiện việc điều chỉnh một số khoản mục, gồm: Khấu hao cơ bản, lãi vay vốn dài

hạn để. Cùng với tiến độ giải ngân vốn đầu tư ban đầu, xây dựng dòng ngân lưu. Trên cơ sở dòng ngân lưu, tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án như: NPV, IRR, DSCR và các chỉ tiêu cần thiết khác.

Phân tích độ nhậy: Căn cứ kết quả phân tích đánh giá dự án theo các nội dung từ mục 2 đến mục 7, lựa chọn các thông số có khả năng thay đổi lớn nhất và sự thay đổi của nó sẽ gây ra những biến động lớn về hiệu quả tài chính dự án. Phân tích độ nhậy với các thông số được lựa chọn. Kết quả phân tích độ nhậy sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng của các thông số được lựa chọn tới hiệu quả tài chính dự án. Từ đó, làm căn cứ đưa ra những đề xuất, kiến nghị và biện pháp nhằm hạn chế rủi ro dự án.

Một phần của tài liệu tài liệu thẩm định dự án đầu tư (Trang 27 - 29)