II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỘT CÁI NHÌN TỔNG THỂ.
3. Trình tự xây dựng các bảng tính trong phân tích dự án.
3.8. Bảng tính vốn lưu động (Working capital): Mục tiêu lập bảng tính vốn lưu động
nhằm: (1) Xác định giá trị của thay đổi các khoản phải thu (DAR), thay đổi các khoản phải trả (DAP); những chỉ tiêu này sẽ được dùng để điều chỉnh các khoản thực thu thực chi trong báo cáo ngân lưu; và (2) Xác định lãi vay vốn lưu động trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động thực tế để đưa vào thành một khoản mục chi phí trong báo cáo thu nhập. Kết cấu của bảng tính vốn lưu động gồm có các chỉ tiêu sau:
- Tồn quỹ tiền mặt CB (Cash Balance) và thay đổi tồn quỹ tiền mặt
kú Çu ® kú cuèi -CB CB = CB Δ ;
- Các khoản phải thu AR (Account Receivables) và thay đổi khoản phải thu
kú uèi c kú Çu ® -AR AR = ΔAR ;
- Các khoản phải trả AP (Account Payables) và thay đổi các khoản phải trả
kú uèi c kú Çu ® -AP AP = ΔAP ;
- Vốn lưu động: Là toàn bộ số vốn lưu động cần thiết để phục vụ cho hoạt động của dự án, được xác định theo công thức sau: WC = CB + AR - AP. - Nhu cầu vốn lưu động (WCD): Trên cơ sở vốn lưu động cần cho hoạt động
của dự án, sau khi trừ đi vốn lưu động tự có, tự bổ sung từ kết quả hoạt động của những năm trước, để xác định được nhu cầu vốn lưu động (cần vay thêm) đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của dự án.
Lý giải công thức xác định thay đổi các khoản phải thu, phải trả và tồn quỹ tiền mặt nêu trên sẽ được giải thích cụ thể ở Mục ... dưới đây.
Cách xác định CB, AR, và AP: Tồn quỹ tiền mặt CB là số dư tiền mặt tồn quỹ tối thiểu phải duy trì, đây là khoản tiền mặt được dành riêng và sử dụng để làm cho việc giao dịch, thanh toán được dễ dàng. Cả tồn quỹ tiền mặt CB và các khoản phải thu AR đều được xác định theo tỷ lệ % đối với doanh thu bán hàng, trong khi đó các
khoản phải trả AP lại được tính theo tỷ lệ % của Chi phí hoạt động. Cả doanh thu bán hàng và chi phí hoạt động đều đã được xác định từ những bảng tính phía trước, nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để ước lượng và lựa chọn được các tỷ lệ % phù hợp để xác định các chỉ tiêu CB, AR và AP? Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào chủ quan đánh giá của nhà phân tích dự án, nhưng trước hết, tỷ lệ mua chịu, bán chịu và mức tồn quỹ tiền mặt tối thiểu hoàn toàn do chính sách bán hàng, chính sách xây dựng thương hiệu, chiến lược thâm nhập thị trường và xác lập thị phần, mối quan hệ và uy tín của chủ dự án với các nhà cung ứng, chính sách đối với hệ thống đại lý tiêu thụ, ... quyết định. Ngoài ra, một số gợi ý sau đây có thể hữu ích để giúp giải quyết vấn đề này:
- Thông thường, sản phẩm mới tham gia vào thị trường và cần xây dựng thương hiệu từ đầu thì chính sách bán hàng hấp dẫn sẽ được lựa chọn, vì vậy tỷ lệ bán chịu cao và AR sẽ cao. Ngược lại, đối với đầu tư mở rộng theo chiều rộng hoặc chiều sâu, sản phẩm đã có uy tín trên thị trường thì chính sách đối với các đại lý có thể chặt chẽ hơn, AR sẽ không cao;
- Dự án đầu tư mới trong lĩnh vực hiện doanh nghiệp đang hoạt động: Có thể dựa vào chính thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, từ báo cáo tài chính các năm để xác định những mức tỷ lệ phù hợp cho 3 chỉ tiêu trên;
- Lĩnh vực của Dự án đầu tư mới khác với lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động: Trường hợp này, phải tham khảo số liệu của ngành, của các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư của dự án để ước lượng và lựa chọn;
- Cả dự án và chủ dự án đều mới thành lập: Sản phẩm mới thâm nhập thị trường, quan hệ của chủ dự án với các nhà cung ứng cũng mới được thiết lập, do đó khả năng phải để tồn quỹ tiền mặt, các khoản phải thu, phải trả nhìn chung sẽ phải lớn hơn so với các dự án đang hoạt động.
Cách xác định Vốn lưu động: Một cách làm phổ biến hiện nay là căn cứ vào tổng chi phí nguyên liệu đầu vào, vòng quay vốn lưu động và vốn lưu động tự có để xác định nhu cầu vốn lưu động trong kỳ. Với cách làm này, đôi khi chỉ một sự thay đổi nhỏ trong việc xác định vòng quay vốn lưu động, sẽ làm cho kết quả tính toán nhu cầu vốn lưu động thay đổi rất đáng kể. Với việc đã xác định được nhu cầu tồn quỹ tiền mặt tối thiểu, các khoản phải thu, các khoản phải trả trong từng kỳ hoạt động, có một cách tiếp cận khác trong tính toán nhu cầu vốn lưu động, cụ thể như sau:
- Cho dù khả năng luân chuyển vốn lưu động có nhanh hay chậm, vốn lưu động có quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ kinh doanh đi nữa, thì vốn lưu động nếu tính toán đầy đủ phải đáp ứng được các yêu cầu có tính chất
thường xuyên về: Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt tối thiểu (CB), bù đắp được các
khoản phải thu (AR - phần bị chiếm dụng), giá trị hàng tồn kho, và loại trừ bớt đi phần vốn chiếm dụng được của khách hàng - các khoản phải trả (AP). Thể hiện cho lập luận này là việc vốn lưu động được xác định theo công thức: WC = CB + AR - AP;
- Như vậy, với cách tiếp cận này thì việc tính toán vốn lưu động đã không gặp phải vấn đề khó khăn khi xác định vòng quay của các khoản nguyên nhiên vật liệu đầu vào như trước đây.
- Nhu cầu vốn lưu động (WCD) được xác định trênc ơ sở mức vốn lưu động cần thiết WC, sau khi đã trừ đi: Vốn lưu động tự có, vốn lưu động tự bổ sung từ kết quả kinh doanh của năm kế trước đó.
Ở công thức xác định vốn lưu động WC, ngoài tồn quỹ tiền mặt, các khoản phải thu, các khoản phải trả, không thấy có sự xuất hiện của khoản mục hàng tồn kho như cách đặt vấn đề ban đầu. Điều này được giải thích như sau:
- Khi mua nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ cho hoạt động của dự án, tuỳ theo hình thức thanh toán, có thể thanh toán toàn bộ, thanh toán một phần và thiếu nợ nhà cung ứng một phần, hoặc thiếu nợ/mua chịu toàn bộ; tiền để mua nguyên vật liệu có thể dùng tiền mặt, hay tiền vay. Về mặt hạch toán, nhóm các tài khoản: Tiền mặt (nhóm 11), hàng tồn kho (nhóm 15), nợ ngắn hạn (nhóm 31) và các khoản phải trả (nhóm 33) thường được sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh loại này. Theo nguyên tắc kế toán kép (đối ứng tài khoản), giá trị nguyên liệu đầu vào (là một bộ phận của hàng tồn kho) mua trong kỳ sẽ được thể hiện hoặc ở số phát sinh nợ của tài khoản nhóm 15, hoặc ở số phát sinh tổng dư có của các tài khoản thuộc nhóm 11, nhóm 31 và nhóm 33. Ngoài ra, tài khoản phải thu của khách hàng (thuộc nhóm 13) và tài khoản phải trả người bán (thuộc nhóm 33) đều có thể có số dư ở cả hai bên Nợ, Có. Như vậy, khi vốn lưu động xác định theo công thức WC = CB + AR - AP, thì bản thân giá trị hàng tồn kho đã tự
động được tính đủ. Nếu tiếp tục đưa thêm giá trị hàng tồn kho vào công
thức xác định vốn lưu động, sẽ dẫn tới việc tính hai lần nhu cầu thực và không chính xác;
- Một ví dụ cụ thể bằng số: Trong kỳ, dự án cần 300$ để mua vật tư hàng hoá để sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế VAT, dự án có thể mua chịu được của nhà cung ứng 50 $, tiền mặt tồn quỹ hiện không còn để dự án có thể sử dụng trả một phần hay toàn bộ chi phí mua vật tư hàng hoá. Như vậy, phần còn thiếu hụt phải vay ngắn hạn ngân hàng. Nghiệp vụ này được hạch toán như sau:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu: 100 Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ: 100 Nợ TK 156 - Hàng hoá: 100
Nợ TK 133 - Thuế VAT được khấu trừ: 30 Có TK 311 - Vay ngắn hạn: 300 + 30 - 50 = 280 Có TK 331 - Phải trả người bán: 50
Ở ví dụ trên, tổng chi phí kể cả VAT là 330 $, nhà cung ứng cho chịu 50 $, do đó cần phải vay ngắn hạn vốn lưu động là 330 - 50 = 280 $ để mua vật tư hàng hoá. Áp dụng công thức xác định vốn lưu động, ta có: CB = 300, AR = 30 và AP = 50, vậy vốn lưu động, cũng chính là nhu cầu vốn lưu động cần phải vay ngắn hạn ngân hàng được xác định là WC = CB + AR - AP = 300 + 30 - 50 = 180 ($). Rõ ràng, chúng ta không thấy có sự tham gia của hàng tồn kho vào công thức trên, nhưng kết quả tính toán nhu cầu vốn vay hoàn toàn hợp lý và chính xác. Vậy, trường hợp tồn quỹ tiền mặt hiện tại có thể sử dụng được là 100 $ để thanh toán một phần chi phí mua vật tư hàng hoá, thì nhu cầu vốn lưu động sẽ là bao nhiêu, dùng công thức xác định vốn lưu động ta hoàn toàn có thể xác định chính xác được. Hạch toán và tính toán như sau:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu: 100 Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ: 100
Nợ TK 156 - Hàng hoá: 100
Nợ TK 133 - Thuế VAT được khấu trừ: 30 Có TK 111 - Tiền mặt: 100
Có TK 311 - Vay ngắn hạn: 200 + 30 - 50 = 180 Có TK 331 - Phải trả người bán: 50
Lúc này, CB = 300 - 100 = 200, các khoản phải thu AR = 30 và AP = 50 vẫn như cũ, do đó nhu cầu vốn vay/nhu cầu vốn lưu động WCD = 200 + 30 - 50 = 180 ($). Một lần nữa, hàng tồn kho lại không tham gia vào công thức xác định nhu cầu vốn lưu động.