Đây là một trong những nội dung phân tích rất quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư. Nội dung phân tích này nhằm đánh giá các vấn đề cơ bản sau:
- Khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế thông qua giá bán, thông qua chất lượng, và thông qua chính sách bán hàng;
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm: Thông qua việc đánh giá khả năng cạnh tranh, xác định khả năng chiếm lĩnh thị trường, xác lập thị phần, và cuối cùng là huy động công suất thiết kế qua các năm.
Để đạt được mục tiêu phân tích nêu trên, trong quá trình xem xét, về nguyên tắc cần đặt trong tâm phân tích vào một số nội dung chủ yếu sau:
- Phân tích tổng quan thị trường qua quan hệ cung - cầu: Về phía cung, xác định năng lực sản xuất, cung ứng hiện có, cơ cấu thị trường theo các tiêu chí khác nhau, số liệu về hoạt động nhập khẩu và tính chất phân đoạn của thị trường cung ứng đối với sản phẩm cùng loại; chính sách của nhà nước đối với hoạt động sản xuất và nhập khẩu sản phẩm cùng loại; chiến lược cạnh tranh của các nhà sản xuất lớn; dự báo những thay đổi về cơ cấu thị trường, tốc độ tăng trưởng cung trong thời gian tới. Về phía cầu, đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm đầu ra dự án, tính chất của nhu cầu (co dãn, không co dãn với giá, tính chất của hàng hoá: đầu ra của dự án là hàng thiết yếu hay hàng hoá thông dụng), tốc độ tăng trưởng nhu cầu;
- Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm: Với đặc điểm của thị trường như phân tích ở trên, với chính sách của các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường, thì các biện pháp đưa ra để đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm, như: Khả năng định vị tốt sản phẩm đầu ra của dự án để lựa chọn chính sách đầu tư hợp lý, cạnh tranh thông qua việc xây dựng giá bán hợp lý và hấp dẫn, thông qua chất lượng và mẫu mã, thông qua chính sách bán hàng, ... được chuẩn bị và thực hiện như thế nào?
- Xác định thị trường mục tiêu của dự án: Xuất phát từ qui mô đầu tư, lựa chọn công nghệ thiết bị, sự phân đoạn của thị trường hiện tại và khả năng cạnh tranh của sản phẩm để xác định thị trường mục tiêu của dự án. Liệu dự án có khả năng tham gia vào thị trường, chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu như dự kiến hay không?
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Đã có sẵn mạng lưới đại lý phân phối hay phải thiết lập mới từ đầu, các kênh phân phối hỗ trợ, phương thức bán hàng, ... những thuận lợi và khó khăn trong phân phối sản phẩm. Nội dung phân tích nêu trên sẽ đưa đến những kết luận đánh giá mang tính chất cả về định tính và định lượng. Về mặt định tính, đánh giá được khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Về mặt định lượng, các yếu tố về giá bán, chính sách bán hàng, chi phí trong bán hàng, và khả năng phát huy công suất thiết kế hàng năm, ... sẽ là những thông số đầu vào để phục vụ quá trình tính toán xác định hiệu quả dự án.
7. Các yếu tố kỹ thuật khác: Quy mô và giải pháp xây dựng, địa điểm đầu tư, tácđộng môi trường, giải pháp xây dựng, PCCC, tổ chức quản lý thực hiện dự án, ... động môi trường, giải pháp xây dựng, PCCC, tổ chức quản lý thực hiện dự án, ...
- Về địa điểm đầu tư: Có thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường mục tiêu hay không? Khả năng tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có từ địa điểm đầu tư như thế nào? Xử lý nền móng có phức tạp không, có ảnh hưởng tới chi phí vốn đầu tư ban đầu không?
- Về quy mô và giải pháp xây dựng: Thông qua việc so sánh với các dự án cùng loại khác, trên cơ sở qui mô đầu tư và địa điểm đầu tư đã lựa chọn, đánh giá quy mô và giải pháp xây dựng, giải pháp kiến trúc, giải pháp kết cấu có phù hợp hay không?
- Về môi trường, PCCC: Dự án có tuân thủ đúng các qui định hiện hành về môi trường, PCCC hay chưa (báo cáo ĐTM, phương án PCCC được cấp có thẩm quyền phê chuẩn)? Có dự trù kinh phí xử lý môi trường, kinh phí thực hiện phương án PCCC trong cơ cấu tổng mức vốn đầu tư không?
- Về tổ chức quản lý và thực hiện dự án: Trên cơ sở kinh nghiệm của chủ đầu tư, các qui định hiện hành trong hoạt động đầu tư xây dựng của nhà nước, và tính chất của dự án, việc lựa chọn hình thức tổ chức quản lý và thực hiện dự án có phù hợp và hợp lý không.