- Với những sản phụ thấp hơn 145 cm thường có khung chậu hẹp nờn cú chỉ định mổ lấy thai.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Tình hình chung mổ lấy thai con so trong 6 tháng cuối năm 2004và
Trong 6 tháng cuối năm 2004 có 9286 sản phụ đẻ con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương có 1323 sản phụ con so phải MLT và 7963 sản phụ con so đẻ đường ÂĐ, tỷ lệ MLT con so là 14,2%.
Cùng thời điểm trên năm 2009 có 1788 sản phụ con so phải MLT trong tổng số 12715 sản phụ con so vào viện đẻ, tỷ lệ MLT con so là 14,1%
Như vậy Tỷ lệ MLT con so ở 6 tháng cuối năm 1996 và 2006 là tương
đương nhau. Chỉ có số lượng bệnh nhân đến đẻ và mổ tăng nhiều hơn. Tỷ lệ mổ lấy thai con so trong cả năm của một số tác giả nghiên cứu tại BV
PSTW như sau:
Bảng 4.1. Tỷ lệ mổ lấy thai con so của một số tác giả
Tác giả Năm Tỷ lệ % Đỗ Quang Mai[50] 1996 28,71 2006 37,09 Lê Thanh Bình [1] 1993 24,83 Vũ Công Khanh [30] 1997 32,33 Touch Bunlong [45] 1999 31,42 2000 27,02
Vương Tiến Hoà [25] 2002 33,44
Qua bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ MLT con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương tăng nhanh trong những năm gần đây. Tại Việt Nam thời điểm cuối năm số lượng bệnh nhân tới viện đẻ bao giờ cũng đông hơn các thời điểm khác trong năm. Tỷ lệ mổ lấy thai trong 6 tháng cuối năm ở 2 thời kỳ 2004 và 2009 tương đương nhau không có nghĩa là tỷ lệ mổ đẻ trong năm cũng giống nhau.
48
Một số nước trên thế giới tỷ lệ MLT con so ngày một tăng cao, trong đó có Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ MLT con so năm 1996 là 14,6% thì năm 2004 là 20,6% [59]. Tại Thessaloniki, Hy Lạp tỷ lệ MLT con so cũng tăng một cách nhanh chóng từ 6,1% (1977 - 1983) lên đến 19,0% (1994 - 2000) [77].
Theo Cunningham lý do tăng lên của MLT được giải thích nh- sau [55].
- Càng ngày tuổi các bà mẹ sinh đẻ càng cao mà tỷ lệ MLT lại tăng tỷ lệ thuận với sự tăng của tuổi đẻ.
- Các thủ thuật đường dưới ngày càng Ýt được áp dụng hơn.
- Yếu tè kinh tế, xã hội: nhóm người có thu nhập cao tỷ lệ thai to nhiều hơn do vây tỷ lệ MLT cao hơn những người có thu nhập thấp và trung bình.
- Việc sử dụng rộng rải máy theo dõi liên tục tim thai, cơn co tử cung nhằm phát hiện sớm các thai có nguy cơ cũng góp phần làm tăng tỷ lệ MLT.
- Tỷ lệ MLT trong ngôi mông tăng góp phần làm cho tỷ lệ MLT tăng lên, nhất là những trường hợp con so ngôi mông xu hướng hiện nay trên thế giới là MLT cho tất cả trường hợp con so. Điều này cũng góp phần làm tăng tỷ lệ MLT. 4.1.1. Nghề nghiệp sản phụ 0 10 20 30 40 50 NghÒ nghiÖp s¶n phô 2004 2009 C«ng chøc C«ng nh©n Néi trî N«ng d©n NghÒ kh¸c
49
Biểu đồ 4.1. Phân bố nghề nghiệp sản phụ
Biểu đồ 4.1. cho thấy năm 2004 sản phụ là cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 41,3% tiếp theo là sản phụ là công nhân 20,0%; nghề nghiệp nông dân chiếm tỷ lệ 16,9%, còn lại là các nghề khác chiếm 4,8%. Năm 2009 nghề nghiệp liên quan đến MLT có sự thay đổi, nhóm sản phụ làm nội trợ tăng cao hơn nhóm công nhân, trong khi đó sản phụ cán bộ tăng lên đến 46% và sản phụ là nông dân thì lại giảm chỉ chiếm 13,1%. Điều này có thể sản phụ là cán bộ, nông dân có điều kiện kinh tế từ các tỉnh khác hoặc ngoại thành về BVPSTƯ đẻ nhiều hơn nên tỷ lệ MLT còng cao hơn. Một điều nữa càng ngày số người từ ngoại tỉnh về Hà Nội sinh sống và làm ăn ngày càng nhiều thì tỷ lệ sản phụ có các nghề khác cũng tăng nhiều hơn.