- Với những sản phụ thấp hơn 145 cm thường có khung chậu hẹp nờn cú chỉ định mổ lấy thai.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.7.3. Chỉ số Apga rở phút thứ nhất và phút thứ năm
Bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar ở phút thứ nhất < 7 điểm năm 2004 là 4,7%, năm 2009 chỉ có 2,0%. Theo bảng 3.13 cho thấy chỉ số Apgar ở phút thứ 5 của trẻ sơ sinh sau khi được hồi sức năm 2004 còn 26(0,2%) trường hợp, năm 2009 còn 10(0,6%) trường hợp.
Như vậy theo kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ trẻ sơ sinh có Apgar thấp qua 2 thời kỳ đã giảm rõ rệt. ở phút thứ 1 sau 5 năm thì tỷ lệ này đã giảm 2,5 lần ( OR= 2,5 CI95%: 1,62-3,89) và có ý nghĩa thống kê với p <0,01. Điều này cho thấy đánh giá tình trạng thai nhi trước mổ là rất quan trọng, vì nó liên quan đến hồi sức sơ sinh sau mổ.
Khi so sánh kết quả hồi sức sơ sinh sau 5 phút ở 2 thời kỳ thì tỷ lệ trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar thấp đã giảm đi 3,56 lần (OR= 3,56 CI95%: 1,64- 7,93), có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.
Đây đều là những trường hợp sa dây rau và rau tiền đạo chảy máu nhiều. Như vậy tình trạng trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai ở phút thứ nhất và phút thứ năm đã được cải thiện đáng kể, điÒu này được giải thích: có thể là kỹ thuật mổ lấy thai ngày càng tiến bộ, trình độ hồi sức sơ sinh ngày càng tốt
74
hơn, tỷ lệ vô cảm trong mổ lấy thai bằng gây tê tuỷ sống ngày càng nhiều do vậy trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng bởi thuốc gây mê, phát hiện tim thai suy sớm nhờ Monitoring hoặc chủ động mổ lấy thai những sản phụ có nguy cơ cao đã làm giảm số trẻ có chỉ số Apgar thấp.
KẾT LUẬN