- Với những sản phụ thấp hơn 145 cm thường có khung chậu hẹp nờn cú chỉ định mổ lấy thai.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.3.1. Chỉ định mổ lấy thai do ngôi thai bất thường.
Trong các loại ngôi bất thường thì ngôi mông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các thời kỳ không riêng gì trong 2 năm 2004 và 2009 (14,8% và 17,9%). Khi đã chẩn đoán ngôi bất thường thì xu hướng mổ chủ động khi thai đủ tháng là rất cao. Với kỹ thuật siêu âm ngày càng hiện đại thì việc phát hiện
57
ngôi bất thường không có gì là khó khăn cả. So sánh một số kết quả nghiên cứu của các tác giả tại BV PSTW qua các thời kỳ nh- sau:
Bảng 4.2. Tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ con so ngôi mông
Tác giả Năm Tỷ lệ % Đỗ Quang Mai [50] 1996 74,29 2006 94,29 Nguyễn Anh Động [12] 1978 - 1979 48,60 Vũ Công Khanh [30] 1997 75,00 Touch Bunlong [45] 1999 - 2000 73,00 NguyễnThịHương Giang[13] 2002 - 2003 84,70
Thái độ xử trí ngôi mông từ lâu đã được bàn nhiều, nguy cơ thường gặp trong ngôi mông như sa dây rau, các phần mềm đáy chậu không giãn nở đầy đủ, đầu hậu dễ bị sang chấn, sổ vai khó vì tay thai nhi thường bị giơ lên cao, cơn co tử cung thường rối loạn làm chuyển dạ kéo dài…
Tại sao tỷ lệ mổ lấy thai lại cao nh- vậy trong ngôi thai bất thường. Điều này có thể giải thích nh- sau:
- Thầy thuốc coi MLT là biện pháp an toàn tránh mắc đầu hậu.
- Siêu âm cho phép đánh giá trọng lượng thai nhi và đường kính lưỡng đỉnh từ đó MLT chủ động để tránh các biến cố xảy ra.
- Ngày càng nhiều sản phụ con so có trọng lượng thai trên 3000g ngôi mông.
- Sản phụ và gia đình chủ động xin MLT khi biết mình mang thai ngôi mông.
58
So sánh trong 2 thời kỳ 2004 và 2009 ở bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ mổ lấy tăng (16,9% và 21,3%) cã ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Điều này cho thấy rằng càng ngày xu thế mổ ngôi bất thường càng cao nhằm tránh nguy cơ biến chứng cho thai. Mét trong những giải pháp an toàn cho cả mẹ và con .
Trong bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ phân bố trẻ có trọng lượng nhỏ hơn 2400g năm 2004 có 7,3% nhưng năm 2009 lại có 8,9%. Tại sao những trẻ nhỏ cân nh- vậy lại phải mổ. Có 2 nguyên nhân chính đó là: ngôi thai bất thường và trẻ suy dinh dưỡng bào thai, còn lại một số nhỏ các nguyên nhân khác phải mổ như dị dạng tầng sinh môn, sẹo mổ tử cung…..Theo tác giả Steward và Reynọds (1974) là người đầu tiên quan tâm tới vấn đề mổ lấy thai ở trẻ nhẹ cân và cho rằng khi mổ lấy thai thì tiên lượng sẽ tốt hơn cho thai bởi làm giảm nguy cơ suy thở hơn so với đẻ đường dưới. Một số các giả khác thì đưa ra tổng kÕt là: Những thai trọng lượng 1000-1500g tỷ lệ cứu sống là 90%, trọng lượng 780-1000g thì tỷ lệ cứu sống từ 70-80% và từ 500-750g thì tỷ lệ cứu sống chỉ 30-40%. Vì vậy các tác giả này khuyến nghị nên mổ lấy thai trong ngôi ngược non tháng để tránh những nguyên nhân như: sa dây rau, ngạt…