- Với những sản phụ thấp hơn 145 cm thường có khung chậu hẹp nờn cú chỉ định mổ lấy thai.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.6. Thời điểm mổ lấy tha
Năm 2004 có 130 sản phụ mổ chủ động trong tổng số 1323 sản phụ MLT chiếm tỷ lệ 9,8%. Năm 2009 có 232 sản phụ mổ chủ động trong tổng số 1788 sản phụ MLT chiếm tỷ lệ 12,9%. Tỷ lệ MLT chủ động năm 2004 và 2009 khác nhau có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
Theo tác giả Lê Anh Tuấn và cộng sự năm 2002 - 2003 là 16,62%, như vậy tỷ lệ MLT chủ động trong nghiên cứu này thấp hơn trong cả hai thời kỳ. Còng theo tác giả Lê Anh Tuấn thì tỷ lệ tai biến, biến chứng ở nhóm MLT chủ động thấp hơn ở nhóm MLT cấp cứu nhưng các loại tai biến không có sự khác nhau [43].
Tỷ lệ MLT chủ động tăng điều còng có thể do một số nguyên nhân sau:
- Ngày càng có nhiều phương tiện giúp cho chẩn đoán các bệnh lý của thai sản chính xác hơn như: bệnh lý của bánh rau, thai suy dinh dưỡng, thai suy… từ đó chủ động MLT để tránh tai biến cho mẹ và con.
72
- Chỉ định MLT chủ động ngày càng mở rộng hơn do một chỉ định tuyệt đối hoặc kết hợp các chỉ định tương đối.
- Một số các chỉ định như thai to, cạn ối, vô sinh, ngôi mông… ngày càng nhiều.
- Nhiều sản phụ và gia đình chủ động xin mổ điều này cũng làm tăng tỷ lệ MLT chủ động.
Mổ lấy thai chủ động giúp cho thầy thuốc và khoa phòng chủ động về thời gian, chuẩn bị tốt phương tiện cho cuộc mổ làm giảm tai biến cho mẹ và con. Tuy nhiên mổ chủ động không cân nhắc kỹ có thể gặp rủi ro như thai non tháng, thai già tháng, khó khăn trong MLT khi cổ tử cung chưa mở và đoạn dưới thành lập chưa tốt hoặc lạm dụng các chỉ định mổ lấy thai chủ động trong các trường hợp đáng lẽ ra theo dõi đẻ được đường âm đạo điều này góp phần làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai.