Chỉ định mổ lấy thai do OVN,OVS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mổ lấy thai con so tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong sáu tháng cuối năm 2004 - 2009 (FULL TEXT) (Trang 70 - 71)

- Với những sản phụ thấp hơn 145 cm thường có khung chậu hẹp nờn cú chỉ định mổ lấy thai.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.1. Chỉ định mổ lấy thai do OVN,OVS

OVN, OVS là chỉ định có tỷ lệ cao nhất. Năm 2004 có 369 sản phụ OVN, OVS chiếm 65,5% chỉ định mổ do phần phụ thai, năm 2009 có 446 sản phụ MLT do OVN, OVS chiếm tỷ lệ 69,1% tổng số sản phụ MLT do phần phụ của thai, sự khác nhau giữa 2 năm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra đẻ khó bởi tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, suy thai, chuyển dạ kéo dài, và rối loạn cơn co tử cung. Theo Nguyễn Đức Vy việc cố gắng bảo tồn đầu ối cho tới khi CTC mở 7 cm vẫn là biện pháp kinh điển để giúp cho cuộc chuyển dạ đẻ đường âm đạo dễ dàng hơn [47].

65

Qua thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án cho thấy những sản phụ có OVN, OVS thường được các thầy thuốc lâm sàng theo dõi, đánh giá mức độ chuyển dạ, cơn co tử cung, tim thai, sử dụng kháng sinh và sau đó những trường hợp nào cơn co tử cung yếu thì cho đẻ chỉ huy bằng truyền Oxytocin, gần đây việc áp dụng prostaglandin như Cytotec, Alsoben để gây chín muồi CTC nếu không kết quả mới có chỉ định MLT. Do vậy cuộc đẻ chỉ huy tĩnh mạch bằng Oxytocin có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong quá trình theo dõi.

Vỡ ối non, vỡ ối sớm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, làm cổ tử cung phù nề ảnh hưởng đến sự xoá mở cổ tử cung. Theo tác giả Rouse- DJ, Mc Cullough - C, Wren-Al, Owen- J, Hauth-JC (1994) , cho thấy ở người phụ nữ khi ngừng chuyển dạ ở pha tích cực mà đã vỡ ối sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, cổ tử cung phù nề.

Từ nghiên cứu này đã nhận thấy ở các trường hợp vỡ ối hầu hết lúc đó cổ tử cung mới chỉ lọt 1 hoặc 2 ngón tay, như vậy việc xóa, mở của cổ tử cung càng trở lên khó khăn hơn dẫn đến phải mổ lấy thai là điều khó tránh khỏi, khi mà người thầy thuốc đã điều chỉnh cơn co tử cung bằng các phương pháp khác nhau và làm mềm cổ tử cung bằng các thuốc như: Atropin, Hyosine… nhưng cổ tử cung vẫn không tiến triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mổ lấy thai con so tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong sáu tháng cuối năm 2004 - 2009 (FULL TEXT) (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)