- Với những sản phụ thấp hơn 145 cm thường có khung chậu hẹp nờn cú chỉ định mổ lấy thai.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.2.4. Thai quá ngày sinh.
Trong 6 tháng cuối năm 2004 có 21(2,3%) sản phụ có thai già tháng, nhưng đến 2009 thì chỉ có 13(1,0%) trường hợp thai già tháng (quá ngày sinh), chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nhóm nguyên nhân do thai phải mổ ( bảng 3.11). Cho đến nay chỉ định này phụ thuộc khá nhiều vào các triệu chứng như: kinh cuối cùng của sản phụ, chỉ số nước ối, độ Clifford của thai…..
Theo Rosenthal A.N.(1998)[73] nghiên cứu 1802 sản phụ ở Philadenphia thai trên 41 tuần , tỷ lệ đẻ đường AĐ thấp hơn so với thai đủ tháng (OR= 0,44CL 95% là 0,31-0,64). Nguy cơ can thiệp tăng lên ( OR= 0,32, CL95%= 0,16-0,64). Rõ ràng thai già là 1 yếu tố đẻ khó bởi vì khi Clifford độ 1 thì tim thai còn có khả năng bù trừ , thiếu oxy chưa ảnh hưởng tới tim thai và thăng bằng kiềm toan.
Trong bảng 3.11 tỷ lệ MLT do thai quá ngày sinh ở 2 năm 2004 (2,3%) và 2009 (1,0%) giảm có sự khác biệt với p < 0,05. Nhưng sau mổ đánh giá tình trạng sơ sinh già tháng qua bảng 3.16 cho thấy số trẻ sơ sinh già tháng 6 tháng cuối năm 2004 là 1,3%( 17 trường hợp) còn năm 2009 thì tỷ lệ này là 0,3%. Sự khác nhau về tỷ lệ trẻ sơ sinh có dấu hiệu già tháng qua 2 thời kỳ đã giảm 4,64 lần ( OR=4,64 CI 95%: 1,61-14,39) và có ý nghĩa thống kê với p < 0.01. Điều này có thể do:
- Sản phụ có kiến thức về sức khỏe sinh sản và quan tâm nhiều đến thai sản thường xuyên đến khám nên thai đủ tháng được xử trí tích cực.
- Hầu hết các sản phụ đều được siêu âm trong 3 tháng đầu là cơ sở tính tuổi thai chính xác khi sản phụ quên ngày kinh cuối cùng.
63
- Thái độ xử trí tích cực của thầy thuốc đối với thai đủ tháng. Những yếu tố trên đã làm giảm tỷ lệ thai quá ngày sinh trong những năm gần đây.