Chỉ định MLT ở sản phụ con so mẹ lớn tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mổ lấy thai con so tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong sáu tháng cuối năm 2004 - 2009 (FULL TEXT) (Trang 74 - 77)

- Với những sản phụ thấp hơn 145 cm thường có khung chậu hẹp nờn cú chỉ định mổ lấy thai.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.5.1. Chỉ định MLT ở sản phụ con so mẹ lớn tuổ

Theo quy ước cho đến nay các sản phụ trên 35 tuổi được coi là sản phụ con so lớn tuổi.

Bảng 4.5. Tỷ lệ mổ lấy thai con so lớn tuổi của một số tác giả

Tên tác giả Năm nghiên cứu Tỷ lệ %

Đỗ Quang Mai [50] 1996 10,34

2006 3,91

Touch Bunlong [45] 1999 - 2000 3,37

Tô Thị Thu Hằng [16] 2001 3,06

Vương Tiến Hòa [25] 2002 6,51

Theo nghiên cứu này thì tỷ lệ sản phụ mổ lấy thai do lớn tuổi năm sau thấp hơn năm trước (32,6% và 17,4% số các nguyên nhân do nguyên nhân xã hội) bởi vì sản phụ ngày càng được điều trị tốt hơn nên sẽ có con sớm hơn. Điều này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 vì nó liên quan tới việc điều trị vô sinh ngày càng có nhiều tiến bộ.

Thực tế con so lớn tuổi không được coi là một chỉ định MLT tuyệt đối, bởi vì tuổi của mẹ chỉ là một trong những yếu tố gây đẻ khó. Tuy nhiên tất cả các tác giả trong nước và ngoài nước đều nhận thấy nguy cơ MLT tăng lên nhiều khi tuổi của mẹ tăng.

Theo Cnattingius R. và Notzon F.C. nghiên cứu tại Thụy Điển năm 1998 cho thấy tỷ lệ MLT ở sản phụ con so 30 – 34 tuổi cao gấp 2,6 lần và tỷ

69

lệ MLT ở những sản phụ con so trên 35 tuổi cao gấp 4,4 lần so với các sản phụ trẻ dưới 30 tuổi [54].

Theo Rosenthal A.N., Brown S.P. cho thấy tuổi mẹ ở sản phụ con so tăng thì không những tỷ lệ MLT, thủ thuật tăng mà tỷ lệ các can thiệp cấp cứu, thất bại trong chuyển dạ, đẻ non cũng đều tăng lên một cách đáng kể với p < 0,01 [73].

Một nghiên cứu khác của Martel M., Wacholder S. tại Montréal, Quebec thuộc Canada trên 3548 sản phụ cho thấy tỷ lệ MLT theo các nhóm tuổi dưới 24 tuổi, từ 25 đến 34 tuổi, và trên 35 tuổi tương ứng là 13,10%, 18,50%, 28,59% [65].

Lý do giải thích vấn đề này không thực sự rõ ràng nhưng các tác giả ghi nhận thấy sự bất thường cơn co tử cung, sự kéo dài cuộc chuyển dạ đặc biệt trong giai đoạn 2, sự kém thích ứng của phần mềm và ống đẻ là những nguyên nhân nổi trội.

4.5.1.1. Chỉ định do TSSKNN và xin mổ

Chỉ định MLT do BN và gia đình xin mổ mới xuất hiện trong những năm gần đây, những trường hợp này thầy thuốc thường giải thích cặn kẽ những thuận lợi và khó khăn của việc đẻ đường âm đạo cũng như MLT. Xét về chuyên môn những sản phụ này chưa có chỉ định MLT, nhưng xét về mặt xã hội trong tình hình hiện nay ta cần lưu ý.

Theo các kết quả nghiên cứu thì những nguyên nhân chính mà sản phụ và gia đình xin mổ là điều trị vô sinh, ngôi mông, sản phụ kém chịu đựng trong quá trình chuyển dạ của sản phụ. Theo Wax J.R. thì nguyên nhân xin mổ khác nhau giữa các nước, những nước phát triển nguyên nhân xin mổ thường là: sợ chuyển dạ, xem cuộc mổ thuận tiện hơn đẻ đường âm đạo, sợ

70

ảnh hưởng xấu của cuộc chuyển dạ đối với đáy chậu, tránh chấn thương âm đạo [79].

Trước một cuộc chuyển dạ luôn có sự biến động, sức Ðp của gia đình và xã hội không một thầy thuốc nào dám khẳng định cuộc đẻ diễn ra chắc chắn an toàn. Chính những điều đó dẫn đến chỉ định mổ lấy thai do TSSKNN, BN và gia đình xin mổ tăng lên.

71

4.5.1.2. Chỉ định do nguyên nhân vô sinh

Bảng 3.5. cho thấy chỉ định MLT do vô sinh năm 2009 chiếm tỷ lệ 45,4% tăng lên 68,3% năm 2009 số các chỉ định MLT do nguyên nhân khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Theo nghiên cứu này còn cho thấy chỉ định này tăng lên là hợp lý vì ngày nay kỹ thuật hỗ trợ sinh sản rất phát triển như kích thích phóng noãn, bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thô tinh trong ống nghiệm, đã cho nhiều em bộ ra đời bằng các phương pháp này. Vì vậy cả gia đình và thầy thuốc đều mong muốn cuộc chuyển dạ an toàn bằng việc MLT nếu không có các yếu tố nguy cơ cao khi mổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mổ lấy thai con so tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong sáu tháng cuối năm 2004 - 2009 (FULL TEXT) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)