a/ Xác định đúng mục tiêu và nội dung chương trình dạy học
3.4.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp
Để đánh giá về mặt nhận thức tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia để trưng cầu ý kiến của giảng viên NVLTKS tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế. Qua khảo sát, đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.11: Kết quả khảo nghiêm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp
stt Nội dung biện pháp Tính hợp lý(%) Tính khả thi(%)
Rất hợp lý Hợp lý Ít hợp lý Không hợp lý Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 2 3 4 5 6 7 8 I Nhóm các biện pháp QLhoàn thiện mục tiêu, chương trình, NDDHTH
80% 13% 7% 0% 78% 18% 4% 0%
1.1 QL mục tiêu, nội dung
chương trình DHTH 70% 16% 14% 0% 67% 23% 10% 0%
1.2 Phát triến chương trình,
nội dung DHTH 69% 21% 10% 0% 58% 36% 6% 0%
II
Nhóm các biện pháp tang cường quản lý PP dạy thực hành
53% 37% 4% 6% 59% 31% 10% 0%
1.1 Đổi mới PPDHTH 71% 27% 2% 0% 72% 16% 2% 0%
1.2 Tổ chức giáo viênvà SV đi
khảo sát thực tế 74% 22% 4% 0% 81% 15% 4% 0%
1.3 GV đã phát huy tính tích
cực, tự giác của SV 46% 37% 17% 0% 51% 32% 17% 0%
III
Nhóm các biện pháp quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động DHTH
42% 50% 8% 0% 38% 60% 2% 0%
1.1
Đổi mới nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá
38% 54% 8% 0% 29% 51% 10% 0%
1.2
Tăng cường quản lý công tác ra đề, tổ chức thi, chấm thi
26% 65% 9% 0% 31% 51% 8% 0%
IV
Nhóm các biện pháp tăng cường QL hoạt động học TH
67% 23% 10% 0% 58% 33% 9% %
1.1 Xây dựng động cơ, thái độ
1.2 Khích lệ tinh thần tự học
của SV 40% 48% 12% 0% 51% 39% 10% 0%
1.3
Tăng cường các hoạt động giao lưu, tiếp cận thực tế cho SV
34% 47% 19% 0% 48% 37% 15% 0%
V
Nhóm các biện pháp QL các điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ HĐDH thực hành
34% 46% 20% 0% 38% 47% 15% 0%
1.1
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐDHTH 33% 48% 19% 0% 34% 49% 17% 0% 1.2 Chú trọng vấn đề hiệu quả sử dụng CSVC và TBDH 39% 51% 10% 0% 38% 46% 16% 0% VI Nhóm các biện pháp QL môi trường DHTH& môi trường thực tế
75% 20% 5% 0% 58% 23% 13% 6%
1.1
Xây dựng mối quan hệ nhà trường & doanh nghiệp
34% 47% 19% 0% 48% 37% 15% 0%
1.2 Theo dõi SV đi thực tế,
thực tập & tốt nghiệp 52% 36% 12% 0% 57% 34% 9% 0%
3.4.1.1. Về tính hợp lý
Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy hầu hết GV đã nhất trí với các biện pháp đề xuất cho việc quản lý hoạt động dạy học thực hành NVLTKS là “hợp lý”. Đặc biệt các nhóm biện pháp sau đây được đánh giá là “rất hợp lý”
Biện pháp I: Nhóm các biện pháp hoàn thiện mục tiêu, chương trình, NDDH thực hành NVLTKS(80%); Biện pháp II: Nhóm các biện pháp tăng cường quản lý PPDH thực hành NVLTKS (53%); Biện pháp VI: Nhóm các biện pháp quản lý công tác xây dựng môi trường DH thực hành NVLTKS & môi trường thực tế (75%)
Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng” không hợp lý” đối với biện pháp II(6%); là do việc đổi mới PPDH thực hành cần được nghiên cứu và cần có thời gian
thích hợp, sự đổi mới đòi hỏi sự đồng thuận thống nhất của tất cả mọi người trong tổ bộ môn nói riêng và trong trường nói chung.
3.4.1.2. Về tính khả thi
Đa số các biện pháp mang tính “khả thi ” cao. Tuy nhiên, còn có một số ý kiến cho rằng “ít khả thi” như biện phápIV, V, VI. Các biện pháp này liên quan đến vấn đề QL hoạt động học tập của SV còn có nhiều bất cập, CSVC được đầu tư nhưng hiệu quả sử dụng chưa tốt; nhà trường và doanh nghiệp chưa tạo mối liên kết chặt chẽ còn khó khăn trong công tác điều phối SV thực tập đúng thời vụ mà doanh nghiệp cần. Công tác đào tạo tuyển sinh chưa gắn với nhu cầu xã hội, sinh viên NVLTKS ra trường rất khó xin việc làm đúng ngành nghề phải chuyển sang làm công việc khác.
Từ kết quả khảo nghiêm cho thấy các biện pháp đề xuất đã được sự đồng tình nhất trí cao của GV môn NVLTKS nói riêng và khoa Khách sạn nói chung. Có thể khẳng định rằng nếu các biện pháp trên được thực hiện nhịp nhàng, đồng bộ thì sẽ nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học thực hành NVLTKS đáp ứng sự phát triển của trường và nhu cầu của xã hội.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong Chương 3, tác giả đã giới thiệu sơ bộ về định hướng phát triển của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế trong những năm tới, đồng thời đề ra các nguyên tắc mang tính định hướng cho các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế. Với sáu biện pháp là:
NVLTKS
II. Quản lý phương pháp dạy thực hành NVLTKS III. Quản lý hoạt động học thực hành NVLTKS
IV. Quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học thực hành NVLTKS V. Quản lý các điều kiện CSVC hỗ trợ hoạt động dạy học thực hành NVLTKS
VI. Quản lý công tác xây dựng môi trường dạy học thực hành NVLTKS và môi trường thực tế
Trong mỗi biện pháp có các biện pháp cụ thể. Các biện pháp này đều được các thành viên của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế đánh giá là cần thiết. Tuy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp trong từng biện pháp còn có sự chênh lệch nhưng kết quả kiểm chứng cho thấy giữa hai yếu tố này có sự tương quan với nhau và theo tỷ lệ thuận. Vì vậy, các biện pháp đã đề xuất mang tính đồng bộ và có tính khả thi trong thực tiễn áp dụng tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
“Học đi đôi với hành”đó là lời dạy của Bác Hồ đã đúc rút từ sự trải nghiệm thực tiễn và đó là phương châm thực hiện đối với ngành giáo dục chúng ta hiện nay. Từ việc nhìn nhận và khảo sát bức tranh tổng thể về thực trạng chất lượng của hoạt động dạy học hiện nay, công tác giáo dục - đào tạo ở nước ta đã bộc lộ rõ một nhược điểm là, nặng về kiến thức sách vở mà nhẹ về ứng dụng thực tiễn. Sinh viên học nhiều kiến thức, vùi đầu vào sách vở mà không hiểu sâu hoặc không biết ứng dụng vào thực tiễn như thế nào. Chỉ tiêu đào tạo đề ra chưa đồng bộ với nhu cầu xã hội, chưa đáp ứng đòi hỏi của sản xuất, kinh doanh, của các doanh nghiệp. Cho nên đã xảy ra tình trạng nhiều sinh viên ra trường rất khó kiếm việc làm hoặc phải làm trái nghề. Không ít sinh viên được các doanh nghiệp nhận vào làm nhưng phải đào tạo lại mới có tay nghề thích ứng với công việc. Chỉ chạy theo kiến thức sách vở, chạy theo bằng cấp đã khiến cho người học ngày càng xa rời thực tiễn. Đã có trường hợp, người có trong tay nhiều bằng cấp song lại loay hoay, lúng túng trước một công việc cụ thể. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung, cụ thể là chú trọng quản lý hoạt động dạy và học thực hành NVLTKS trong các trường cao đẳng nghề nói riêng đã trở thành vấn đề cấp thiết và quan tâm của toàn xã hội, trong đó có Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam.
Nếu chúng ta nhìn nhận vấn đề từ cơ sở và giải quyết tận gốc, triệt để từng vấn đề nhỏ nhất đó là từ một môn học chuyên ngành của một Bộ môn trong một Khoa chuyên ngành của Nhà trường, chúng ta mới thấy có rất nhiều việc cần phải làm. Để từ đó mới có những đánh giá, phân tích, rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các môn học khác, Bộ môn khác, Khoa chuyên ngành khác trong toàn trường. Lãnh đạo và các thành viên trong Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế đã có nhận thức khá tốt về tính cấp thiết của vấn đề này trong việc triển khai quản lý hoạt động dạy học thực hành NVLTKS.
1.1. Về lý luận
Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống liên quan đến lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học thực hành NVLTKS.
Đồng thời, đề tài đã tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học thực hành NVLTKS tại Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Huế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo dưới góc nhìn của các nhà quản lý giáo dục.
Cơ sở thực tiễn của luận văn đã khẳng định sự tồn tại của các hoạt động dạy học tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế. Các hoạt động này có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau như giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, chương trình. Sự ảnh hưởng của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tạo thuận lợi cho nhà quản lý trong quá trình quản lý tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế.
1.2. Về thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, luận văn đã cố gắng khảo sát và mô tả bức tranh tổng thể về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành NVLTKS tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế. Để nghiên cứu các vấn đề này tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu qua phiếu điều tra khảo sát ý kiến.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế cũng đã xây dựng được hệ thống các biện pháp tích cực chỉ đạo hoạt động chuyên môn, song trong công tác quản lý cũng bộc lộ những hạn chế, thiếu sót, có những nội dung chưa được quan tâm chi tiết, cụ thể gắn với chuyên môn. Điều này một phần cũng xuất phát từ Bộ môn, Khoa Khách sạn cũng chưa mạnh dạn đề xuất, kiến nghị; mặt khác lãnh đạo Nhà trường phải lo rất nhiều lĩnh vực mang tầm vĩ mô, cũng như còn rất nhiều vấn đề mà cùng một lúc có thể giải quyết được.