Nội dung chương trình dạy học thực hành NVLTKS

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế (Trang 48 - 53)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.1.2. Nội dung chương trình dạy học thực hành NVLTKS

Nội dung chương trình Nghiệp vụ lễ tân khách sạn cung cấp và trang bị cho học sinh những kiến thức lý thuyết chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản sau:

- Giới thiệu về bộ phận lễ tân khách sạn - Tiếp nhận yêu cầu đặt buồng

- Đăng ký khách sạn - Phục vụ khách lưu trú

- Thanh toán và phục vụ khách trả buồng

- Hệ thống máy vi tính tại bộ phận lễ tân khách sạn - Tiếp thị và bán hàng tại bộ phận lễ tân

- Quản lý bộ phận lễ tân

- Đánh giá kết quả hoạt động của bộ phận lễ tân

- Công tác an ninh và an toàn đối với bộ phận lễ tân khách sạn

Bảng 2.5: Thực trạng quản lý về mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học thực hành NVLTKS

TT Nội dung đánh giá Đối tượng đánh giá

Giáo viên Sinh viên

1 Chương trình dạy thực hành NVLTKS có mục tiêu rõ ràng, cụ thể. 40% (Tốt) 47% (Tốt) 2 Chương trình đảm bảo cập nhật hiện

đại, tính ứng dụng vào thực tiễn tại doanh nghiệp

50% (Tốt)

43% (Tốt) 3 Các hoạt động ngoại khóa (tham quan

khách sạn, cho SV hiểu biết về các sản phẩm của khách sạn, city tour...) được kết hợp trong chương trình dạy thực hành NVLTKS

50% (Tốt)

37% (Tốt)

4 Thời gian phân bổ cho phần thực hành 45% (Bình thường)

38% (Bình thường) 5 Nội dung chương trình dạy thực hành

phù hợp với mục tiêu

45% (Tốt)

47% (Bìnhthường)

6 Các giảng viên tham gia chương trình có kinh nghiệm thực tiễn, luôn được nâng cao trình độ chuyên môn

40% (Bình thường)

45% ( Rất tốt) 7 Số tiết được phân bổ dạy thực hành cho

sinh viên /1buổi

50% (Bình thường)

48% (Bình thường) 8 Chương trình có số lượng giảng viên

đáp ứng yêu cầu đào tạo

40% (Bình thường)

42% (Bình thường) 9 Chương trình dạy thực hành NVLTKS

đã chú trọng rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghề

50% (Tốt)

44% (Bình thường)

10 Việc tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện chương trình dạy thực hành NVLTKS

40% (Bình thường)

36% (Không tốt)

11 GV cung cấp cho SV đề cương chi tiết học phần thực hành

45% (Tốt)

38% (Bìnhthường) 12 GV cung cấp và giới thiệu giáo trình

thực hành và tài liệu tham khảo

50% (Bình thường)

38% (Bình thường)

13 GV đã thực hiện tiến độ giảng dạy theo sự phân công của trường

50% (Tốt)

40% (Bình thường)

14 GV đặt yêu cầu và nhiệm vụ cho sinh viên trong từng buổi học

50% (Rất tốt)

50% (Tốt)

15 Chương trình dạy thực hành NVLTKS đã kết hợp với bộ môn ngoại ngữ chuyên ngành lễ tân khách sạn 45% (Bình thường) 48% (Bình thường) 16 Giáo trình thực hành NVLTKS luôn đề cập đến kỹ năng xử lý tình huống và việc giải quyết các tình huống trong thực tế

47% (Bình thường)

40% (Không tốt)

Theo mô hình thiết kế hệ thống, việc xây dựng và phát triển chương trình NĐH thường trải qua 4 giao đoạn: 1/ Lập kế hoạch; 2/ Thực hiện kế hoạch; 3/ Kiểm tra đánh giá người học; 4/ Đánh giá chương trình, NDDH. Hiệu trưởng cần quán xuyến cả 4 giai đoạn này, để HĐDH tiến triển đúng hướng, đúng kế hoạch và ngày càng nâng cao chất lượng.

dựng mục tiêu, chương trình, NDDH. Tuy nhiên, cần chú trọng cân đối chương trình, phân bổ thời gian một cách hợp lý: Vấn đề phân lịch học từ phòng đào tạo cho giáo viên NVLTKS nhiều khi còn khó khăn, nguyên nhân có một số giáo viên dạy 2 môn, số lượng GV dạy môn NVLTKS đã có kinh nghiệm thực tế còn ít ỏi, chưa thực sự tự tin khi đứng lớp; chương trình dạy NVLTKS được phân bổ cho GV và SV chưa đồng đều, lúc quá nhiều, lúc quá ít... Vấn đề đáng nói qua khảo sát cho thấy: Giáo trình NVLTKS chưa kịp thời đáp ứng với nhu cầu dạy học của GV và SV môn NVLTKS bởi vì giảo trình đã được kiểm định từ năm 2012 nhưng hiện tại vẫn chưa được xuất bản in ấn, tiến độ thực hiện còn chậm chạp, trì trệ.Việc thống nhất giáo án, giáo trình chưa được quan tâm, còn mang tính chủ nghĩa cá nhân.

Vấn đề nổi trội qua khảo sát ta thấy: Việc tạo điều kiện cho GV và SV thực hiện tốt chương trình dạy thực hành NVLTKS còn nhiều khiếm khuyết do sự phối hợp giữa các phòng chức năng chưa được phối hợp chặt chẽ:

- Phòng ĐT cần có kế hoạch cụ thể, cùng với GV bộ môn liên kết với các khách sạn cần thiết để hướng dẫn cho SV đi tham quan học tập ngoại khóa(Theo đúng tiến độ chương trình). Cần có các biểu mẫu văn bản cần thiết để GV có thể dễ dàng thực hiện công việc đăng ký thời gian hướng dẫn SV đi tham quan học tập.

- Phòng kế toán cần tạo điều kiện về thủ tục tài chính: việc rút tiền cho cả lớp có kinh phí học thực hành một cách kịp thời, đúng tiến độ thực hiện chương trình dạy học thực hàn NVLTKS.Thủ tục cần được phổ biến từ đầu, tránh tình trạng thay đổi gây khó khăn cho GV và SV trong việc thực hiện kế hoạch chương trình dạy học thực hành NVLTKS.

2.3.2.Về quản lý phương pháp dạy thực hành NVLTKS

Bảng 2.6: Thực trạng quản lý phương pháp dạy thực hành NVLTKS

TT Nội dung Mức độ

Giáo viên Sinh viên

1 Phương pháp giảng dạy thực hành của giáo viên môn NVLTKS so với chương trình dạy nghề

40% (Tốt)

49% (Tốt) 2 Đổi mới phương pháp dạy học”lấy

học sinh làm trung tâm”được thực hiện

50% (Rất tốt)

50% (Tốt) 3 Trong buổi dạy thực hành 45% 40%

NVLTKS, giáo viên đã tạo hứng thú cho SV có giờ học sinh động, không nhàm chán

(Bình thường) (Bình thường)

4 Giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực tự học, tự giác của sinh viên

45% (Tốt)

40% (Bình thường) 5 Giáo viên có những biện pháp cụ

thể giúp đỡ những sinh viên yếu thực hiện lại các kỹ năng cơ bản

40% (Bình thường)

51% (Bình thường) 6 GV có được tập huấn về phương

pháp giảng dạy mới

50% (Tốt)

48% (Tốt) 7 GV thường xuyên được tham quan

học tập ở các khách sạn lớn trong và ngoài nước 45% (Tốt) 53% (Rất tốt) 8 GV được khuyến khích thực hiện

đổi mới PPDH thực hành theo hướng tích cực, sáng tạo

40% (Bình thường)

52% (Bình thường)

9 Kế hoạch dự giờ của GV theo định kỳ, kết hợp thăm dò khảo sát SV về chất lượng và hiệu quả dạy học

50% (Bình thường)

49% (Bình thường)

10 Giáo viên đã hướng dẫn tận tình việc tự học của sinh viên

55% (Bình thường)

57%

(Bình thường)

11 GV đã thực hiện việc sửa lỗi và nhận xét các kỹ năng của SV trong buổi học

45% (Tốt)

69% (Tốt)

Qua kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy rằng: Phương pháp dạy học của tất cả các bộ môn nói chung và PPDH của môn thực hành NVLTKS nói riêng đã không ngừng đổi mới tiến kịp với thời đại

Hiện nay, nhà trường đã có chủ trương, biện pháp cụ thể chỉ đạo GV giảng dạy theo quan điểm lấy người học là trung tâm, phát huy tính tich cực độc lập sáng tạo của SV. Hầu hết GV dạy NVLTKS đều kinh qua các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy hiện đại, đào tạo viên NVLT khách sạn do dự án EU tài trợ và được cấp chứng chỉ, tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng nghề ASEAN, các chứng chỉ bồi

dưỡng nghiệp vụ lễ tân của Hội đồng cấp chứng chỉ quốc gia. Các GV đã tham gia thực tế tại các khách sạn 5 sao ở Hà nội và TP Hồ Chí Minh. Hầu hết GV đã nắm bắt được những phương pháp dạy học tiên tiến của các nước, biết vận dụng phù hợp thực tế tại trường mình một cách linh hoạt. Tuy nhiên, trường cần có sự duy trì và phát huy tính hiện đại, những phương pháp dạy học tiên tiến đó một cách liên tục; một số giáo viên trong giờ dạy thực hành NVLTKS còn thiếu nhiệt tình, quản lý SV còn lỏng lẻo, chưa tạo cho SV hứng thú học tập, giờ học còn đơn điệu, nhàm chán...

Kết quả cho thấy mặc dù GV đã áp dụng việc đổi mới PPDH thực hành nhưng chỉ mang tính nhất thời, trong những giờ dạy mẫu hay những kỳ thi GV dạy giỏi thì GV áp dụng một cách triệt để, còn những buổi dạy học bình thường thì việc đổi mới PPDH thực hành dường như chiếu lệ, sơ sài... Trong giờ học, thật sự GV chưa vận dụng những PPDH thực hành hay, hấp dẫn lôi cuốn SV hăng say học tập thực hành, còn nặng về lý thuyết, chưa hướng SV vào tình huống thực tế dẫn đến SV luôn có tư tưởng đối phó, học vẹt...Việc làm mẫu từng bước của qui trình theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề nhiều khi GV còn thực hiện chưa kỹ lưỡng, chưa đạt tiêu chuẩn, còn có tình trạng bỏ bê, không chú trọng, hời hợt..Vả lại, nếu thiếu PP làm mẫu của GV, SV không biết thực hiện theo kỹ năng chuẩn dẫn đến sự sai lệch và tạo thói quen rất khó điều chỉnh sau này. Phương pháp dạy thực hành NVLTKS đạt hiệu quả cao nhất là giáo viên làm mẫu, SV thực hiện theo. Tuy nhiên, GV làm mẫu cũng cần có sự thống nhất về kỹ năng, về thao tác để tránh tình trạng mỗi người dạy một kiểu không đúng với nội dung dạy học thực hành NVLTKS theo tiêu chuẩn.

Thực trạng cho thấy GV chưa đưa ra những biện pháp cụ thể để quan tâm đến những SV yếu thực hiện các kỹ năng bởi vì số lượng SV trong một nhóm cũng khá đông 20-22 SV/1 nhóm/1 buổi. GV chỉ đưa ra PP chọn ra những SV khá kèm cặp những SV yếu tại giờ học thực hành trên lớp...Vả lại, những SV yếu lại là những SV đi học không chuyên cần, không chăm chỉ, ít có động cơ học tập. Việc đốc thúc những SV này tích cực học tập là công việc khá khó khăn...

Việc đưa ra phương pháp dạy học thực hành NVLTKS hướng SV tích cực tự giác học tập cũng chưa cụ thể, chưa gắn vào thực tiễn thiết thực: Những bài tập thực hành theo nhóm GV có đưa ra cho SV nhưng kết quả chưa thực hiện theo yêu cầu, chưa hiệu quả, SV thực hiện mang tính đối phó, chưa mang tính tự giác, tính đồng đội chưa cao, ít mang tính sáng tạo.

Trường chưa đưa ra các biện pháp khuyến khích sự đổi mới về phương pháp dạy học thực hành NVLTKS cho GV: Các hoạt động dự giờ thăm lớp, sinh hoạt trao đổi về cải tiến phương pháp dạy học thực hành NVLTKS ở cấp khoa/ bộ môn, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học thực hành NVLTKS cấp trường đến nay vẫn chưa triển khai được nhiều và chưa đem lại hiệu quả rõ ràng.Trường vẫn chưa định ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua đối với việc GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học thực hành NVLTKS. Trong quá trình dạy học thực hành, GV có thể phát hiện ra những tồn tại trong phương pháp dạy học thực hành NVLT, mong muốn được đổi mới nhưng việc thực hiện vấn đề đó chưa được khuyến khích, và thật sự chưa được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện một cách nhanh chóng.

Thực trạng đòi hỏi nhà trường phải quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học thực hành NVLTKS bằng cách phát huy hiệu lực quản lý của các cấp và của mỗi GV, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích động viên GV, tăng cường đầu tư các điều kiện vật chất hỗ trợ DH, tạo ra sự chuyển biến về chất trong hoạt động DH thực hành NVLTKS tại trường CDNDL Huế.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế (Trang 48 - 53)