Về quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học thực

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế (Trang 55 - 59)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.4. Về quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học thực

Bảng 2.8: Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học thực hành NVLTKS

TT Nội dung Đối tượng đánh giá

Giáo viên Sinh viên

1 Giáo viên đã thực hiện đúng nội qui, giờ giấc lên lớp

45% (Tốt)

58% (Tốt) 2 Hồ sơ bài giảng được chuẩn bị và

luôn sẵn sàng khi giảng dạy

40% (Tốt)

52% (Tốt) 3 Đề thi/kiểm tra đảm bảo đúng tiến

độ và sát với chương trình dạy thực hành

45% (Bình thường)

54% (Bình thường) 4 Đề thi/kiểm tra của môn học phù

hợp với trình độ của sinh viên

45% (Không tốt)

59% (Bình thường) 5 Xây dựng kế hoạch đổi mới hình

thức kiểm tra và thi kết thúc học phần của GV

45% (Bình thường)

58% (Bình thường) 6 Kiểm tra định kỳ sổ điểm của GV,

phân loại HS không đủ điều kiện dự thi 42% (Bình thường) 62% (Tốt) 7 Giám sát chặt chẽ kỳ thi kết thúc học phần 35% (Tốt) 59% (Tốt) 8 Kiểm tra việc sử dụng kinh phí

thực hành cho kế hoạch giảng dạy

45% (Bình thường)

46% (Bình thường) 9 Kiểm tra sự phân bổ số lượng sinh

viên và thời gian kiểm tra/đánh giá

40% (Bình thường)

56% (Tốt) 10 Giáo viên đánh giá kết quả

thi/kiểm tra một cách công bằng, khách quan

50% (Tốt)

47% (Tốt) 11 Đốc thúc việc tham gia các hoạt

động thi GV dạy giỏi, thao giảng,

45% (Rất tốt)

48% (Bình thường)

dạy mẫu trao đổi kinh nghiệm, học tập những PP mới

Kiểm tra, đánh giá kết quả môn học là giai đoạn cuối cùng của quá trình dạy học. Giáo viên NVLTKS nói riêng và các tổ bộ môn nói chung phải tuân thủ theo quy chế ra đề kiểm tra, đề thi, chấm thi của Bộ Giáo dục & Đào tạo và quy định của Nhà trường. Công việc ra đề kiểm tra, đề thi và chấm thi được thực hiện như sau:

- Đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ đối với môn Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn:

Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn được bố trí học liền trong học kỳ I,II, III và IV đối với các hệ trung cấp nghề và hệ cao đẳng nghề. Mỗi kỳ có 120 tiết thực hành/đối với hệ trung cấp nghề; 150 tiết thực hành/đối với hệ cao đẳng nghề; và theo quy định chung thì mỗi kỳ SV phải có 3 cột điểm thực hành/1HK. Cũng giống như môn Lý thuyết nghiệp vụ lễ tân khách sạn, giáo viên dạy thực hành lớp nào thì tự ra đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra thực hành cho học sinh lớp đó. Phần thi thực hành do trưởng bộ môn ra đề.

Nội dung các bài kiểm tra định kỳ và thường xuyên cũng chỉ bao gồm những phần việc đã được học và thực hành trong học kỳ đó. Số lượng đề thi hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung các phần việc đã được thực hành trong học kỳ. Thời gian làm bài cho mỗi học sinh không dài quá 15 phút.

Hình thức tổ chức thi: Học sinh bốc thăm đề thực hành và được chuẩn bị trong vòng 5 phút sau đó lên quầy lễ tân đóng vai nhân viên lễ tân và giáo viên đóng vai khách để thực hiện bài kiểm tra. Khi học sinh kết thúc bài kiểm tra, giáo viên nhận xét, nhắc nhở các lỗi kỹ năng và cho điểm. Thông thường nếu tổ chức kiểm tra thực hành định kỳ và thường xuyên theo cách này, học sinh phải chờ đợi lâu, lãng phí thời gian và giáo viên phải làm việc rất căng thẳng và thời gian phải kéo dài quá lâu nếu như phải chấm 1GV/1SV. Cách thức tổ chức kiểm tra như thế này sẽ rất mất thời gian và không hiệu quả cũng như không thể đánh giá chính xác kỹ năng về phần việc thực sự đã đạt tiêu chuẩn đề ra.

Cách đánh giá bài kiểm tra thực hành của các giáo viên trong bộ môn cũng không giống nhau. Mặc dù, các các tiêu chí đánh giá đối với bài kiểm tra thực hành đã được thống nhất trong các buổi họp chuyên môn như tác phong, trang phục, công

tác chuẩn bị, quy trình tiêu chuẩn, độ chính xác, xử lý tình huống và giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh. Tiêu chí đánh giá đề ra rất rõ ràng nhưng khi thực hiện thì một số giáo viên lại không làm theo quy định và họ thường đánh giá bài kiểm tra thực hành của học sinh rất sơ sài, chưa chính xác nên dẫn đến sự chênh lệch điểm của SV

Có khi, vì giáo viên không cho học sinh làm quen với tiêu chí đánh giá đối với bài kiểm tra thực hành nên khi học sinh thường gặp phải khó khăn khi thi học kỳ và thi tốt nghiệp.

- Đề thi học kỳ:

+ Đề thi thực hành: Trưởng bộ môn có trách nhiệm ra đề thi và chịu trách nhiệm về đề ra đúng tiến độ so với chương trỡnh đào tạo. Sau đó nộp đề cho giáo vụ khoa quản lý và chuyển cho giáo viên chấm thi, giáo vụ khoa có trách nhiệm photo đề thi thành 2 bản cho 2 giáo viên chấm thi, photo phiếu đánh giá tùy theo số lượng SV, bảng danh sách lớp. Thông thường, trong kỳ thi học kỳ, hai giáo viên được phân công đánh giá bài thi của một học sinh theo các tiêu chí đã đề ra như trên. Mỗi giáo viên độc lập cho điểm vào phiếu đánh giá và cùng thống nhất điểm ngay sau khi học sinh làm bài thi xong. Trường hợp hai giáo viên bất đồng ý kiến phải chấm lại hoặc chuyển cho trưởng bộ môn giải quyết. Sau khi thi xong, giáo viên chấm thi phải chuyển điểm về Phòng Đào tạo để vào điểm cho học sinh.

+ Cách thức tổ chức thi tốt nghiệp môn Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn: Kỳ thi tốt nghiệp môn Thực hành nghiệp vụ lễ tân được tổ chức trang trọng và nghiêm túc hơn kỳ kiểm tra thực hành. Hai giáo viên được phân công hỏi thi của từng phòng phải có mặt trước giờ thi 30 phút để làm công việc ổn định tổ chức. Năm học sinh đầu tiên được gọi vào phòng thi, bốc thăm và có 10 phút để chuẩn bị bài thi. Sau đó lần lượt từng học sinh đóng vai nhân viên lễ tân khách sạn lên quầy lễ tân làm bài thi và hai giáo viên đóng vai khách hàng cho học sinh. Cả hai giáo viên đều cho điểm độc lập vào phiếu chấm điểm theo các tiêu chí như thi học kỳ. Sau khi từng học sinh thi xong, học sinh khác sẽ được gọi vào phòng thi để chuẩn bị và hai giáo viên thống nhất điểm với nhau. Trường hợp hai giáo viên không thống nhất được ý kiến thì phải chuyển cho Trưởng bộ môn giải quyết. Kết thúc buổi thi giáo viên vào điểm, ký bảng điểm và chuyển bảng điểm về Phòng Đào tạo. Sau khi thi xong, GV chưa công bố

điểm thi cho SV.

Qua khảo sát kết quả cho thấy, hầu hết tổ bộ môn đã kết hợp với GV tương đối chặt chẽ, giám sát kiểm tra đánh giá việc học tập cũng như kỳ thi/kiểm tra khá nghiêm túc. Tuy nhiên, việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá mang tính khoa học, phân bổ thời gian hợp lý, đề thi/ kiểm tra cần bám sát chương trình học của SV, và bảo đảm tính vừa sức của SV thì công việc quản lý về kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế (Trang 55 - 59)