Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế (Trang 64 - 66)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.2.Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1.Tồn tại, hạn chế

* Tác động tới ý thức, nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý

- Cán bộ quản lý chưa ý thức sâu sắc được về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học thực hành trong Bộ môn, vì vậy công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành trong khoa vẫn chưa thực sự được chú trọng, chưa giáo dục được cho giáo viên nhất là giáo viên mới nhận thức đúng mức về vấn đề này.

- Tác động chưa thường xuyên nên một số giáo viên chưa tự giác với công việc, còn đối phó, tinh thần trách nhiệm trong công tác dạy thực hành chưa cao, từ đó dẫn đến tư tưởng qua loa đại khái, không có ý thức xây dựng, ngại va chạm thực tế

* Xây dựng chương trình môn học:

Xây dựng chương trình môn học hiện nay ở các trường đang là vấn đề rất được quan tâm, nhưng vẫn chưa giải quyết được bởi tính không thống nhất giữa các chương trình đào tạo. Việc xây dựng chương trình các môn học tuỳ theo trình độ đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của trường, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Mặc dù, trong những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Huế đã cố gắng trong đổi mới chương trình đào tạo song vẫn còn tình trạng nội dung chương trình chưa theo kịp so với yêu cầu thực tế. Một số môn học của các nghề trong cùng nhóm nghề còn có nội dung bị trùng lặp. Việc thực hiện chương trình giữa các giáo viên cùng dạy một môn học còn khác nhau, chương trình chuẩn cho môn thực hành NVLTKS mới được thiết lập và nhiều khi còn thay đổi liên tục.

* Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy:

- Việc xây dựng kế hoạch môn học đã được quan tâm.Nhưng công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch giảng dạy từng môn học còn nặng nề về tiến độ, chưa quan tâm đến kiểm tra thực hiện các công việc chuẩn bị bài giảng nhất là chuẩn bị giáo trình, trang thiết bị cho môn dạy thực hành NVLTKS.

- Quản lý xây dựng kế hoạch chưa khoa học nên vẫn còn tình trạng phân bổ thời gian chưa hợp lý, chồng chéo

* Thực hiện nề nếp giảng dạy:

- Quản lý chuẩn bị và soạn bài lên lớp: Có tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ giáo án song nặng về số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng giáo án (mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp). Giáo án thực hành đã được kiểm định nhưng chỉnh sửa và in ấn quá lâu nên vẫn chưa có sự thống nhất của tổ trong cách dạy thực hành.Việc hướng dẫn các quy định, yêu cầu soạn bài chưa thường xuyên mà chỉ được thực hiện trong các hội giảng giáo viên dạy giỏi.

- Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm bài dạy: Phong trào đăng ký tiết dạy tốt được duy trì, song dự giờ rút kinh nghiệm sư phạm lại không được thực hiện thường xuyên, đa số các Trưởng khoa, Trưởng bộ môn phải dự giờ đánh giá, chưa góp ý được về phương pháp giảng dạy, cách tổ chức lớp học,vì vậy còn mang tính chiếu lệ.

- Chưa quan tâm đến bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý nên trong công tác quản lý khoa, tổ bộ môn còn nhiều sai sót.

- Chưa thống nhất các biện pháp kèm cặp giáo viên trẻ, nhất là kèm cặp tay nghề, kinh nghiệm thực tế. Vì vậy chưa giáo dục cho giáo viên ý thức tự giác rèn luyện tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức kiểm tra thực hiện nội quy lớp học: Có kiểm tra song còn hời hợt, chưa thực hiện đúng yêu cầu.

- Quản lý tổ chức theo dõi việc chấm điểm, trả bài cho học sinh không được thực hiện thường xuyên mà thường chỉ thực hiện tốt khi thi học kỳ.

- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi nghề được thực hiện tốt, song phụ đạo học sinh yếu kém lại không thường xuyên, chỉ thực hiện đối với những học sinh hay nghỉ học, hoặc những học sinh có nhiều bài kiểm tra kém.

* Công tác kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên và còn nhiều bất cập, thể hiện:

- Nhà trường hay Khoa/Bộ môn chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể trong từng tháng, từng học kỳ, vì vậy đánh giá giáo viên còn dựa vào các báo cáo, phản ánh của Phòng Đào tạo.

- Chưa quán triệt trong giáo viên mục đích kiểm tra, đánh giá nên trong giáo viên còn tư tưởng đối phó, thiếu tự giác.

- Chưa có biện pháp cụ thể xử lý những vi phạm sau kiểm tra, thường chỉ nhắc nhở, vì vậy chưa phát huy tính tích cực trong công tác kiểm tra đánh giá.

* Quản lý các điều kiện hỗ trợ và kích thích cho hoạt động dạy học thực hành NVLTKS

- Chưa khai thác và sử dụng hết hiệu quả của trang thiết bị được tài trợ. - Chưa kiểm tra bảo trì bảo dưỡng kịp thời trang thiết bị phòng học

- Việc đề xuất bổ sung các trang thiết bị đã tiến hành nhưng việc đáp ứng quá chậm trễ, hoặc không được đáp ứng kịp thời.

- Chưa có cơ chế và sự phối hợp chặt chẽ giữa GV và khách sạn Thực hành của trường để SV luyện tập và quan sát vận hành các trang thiết bị quầy lễ tân.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế (Trang 64 - 66)