- Những vấn đề cần l uý trong khi khai thác tài nguyên biển với các nguồn lợi cụ thể ?
dựa vào atlat địa lí việt nam, phân tích đặc điểm phân bố tài nguyên biển và các ngành kinh tế biển
I. Mục tiêu
Sau bài thực hành, HS cần:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về các nguồn lực phát triển kinh tế biển ở nớc ta.
- Củng cố kiến thức về các vấn đề phát triển và phân bố các ngành kinh tế biển chung của cả nớc và riêng của các vùng có biển.
2. Kĩ năng
- Đọc Atlat Địa lí Việt Nam theo chủ đề cho trớc. - So sánh, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Viết báo cáo. - Làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Một số thông tin bổ sung về các ngành kinh tế biển : khai thác và nuôi trồng hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển, làm muối và khai thác khoáng sản trên thềm lục địa.
III. Hoạt động dạy học1. Bài 1 1. Bài 1
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu yêu cầu của bài, xác định cách làm bài thực hành
- HS toàn lớp dới sự hớng dẫn của GV tìm hiểu yêu cầu của bài thực hành : Đọc Atlat Địa lí Việt Nam và dựa vào kiến thức đã học, các thông tin bổ sung từ sách báo và các phơng tiện thông tin đại chúng, viết báo cáo ngắn về đặc điểm phân bố tài nguyên biển và các ngành kinh tế biển theo dàn ý :
+ Đặc điểm phân bố nguồn lợi hải sản ở nớc ta.
+ Các tỉnh có điều kiện phát triển nuôi trồng hải sản (nớc mặn, nớc lợ) chủ yếu. + Sự phân bố các trung tâm và các điểm du lịch biển nổi tiếng.
+ Sự phân bố các cảng lớn.
+ Các mỏ dầu, khí đang khai thác trên thềm lục địa. - GV cho HS biết :
+ Kinh tế biển là cách gọi một tập hợp rất đa dạng các hoạt động kinh tế gắn liền với việc khai thác một vùng không gian rộng lớn gấp nhiều lần đất liền của nớc ta, đó là vùng biển và thềm lục địa.
+ Trong Atlat Địa lí Việt Nam có nhiều trang có nội dung liên quan đến tài nguyên biển. Tuy nhiên, nên tập trung vào một số thông tin cần thiết, suy luận và làm sáng tỏ các nội dung cơ bản có liên quan đến chủ đề trong bài thực hành, bỏ qua các thông tin không cần thiết khỏi phải mất thời gian. Hớng dẫn HS cách đọc Atlat Địa lí Việt Nam, xác định các trang cần đọc, các thông tin cần rút ra.
+ Các trang có nội dung liên quan đến tài nguyên biển :
• Trang 2 - 3 (Hành chính) : các tỉnh giáp biển, vùng biển và hải đảo nớc ta. • Trang 4 - 5 (Hình thể) : điều kiện địa hình đáy biển (các đờng đẳng sâu).
• Trang 6 : các bồn trũng có tiềm năng dầu khí; các mỏ dầu, khí trên thềm lục địa. • Trang 7 : đờng đi của bão trên Biển Đông.
• Trang 8 : các vùng đất cát biển, trong đó nhiều vùng có các bãi tắm có khả năng phát triển du lịch biển và nuôii tôm trên cát.
• Trang 9 - 10 : các dòng biển, các cửa sông ven biển, các vũng vịnh kín gió có khả năng xây dựng cảng biển.
+ Các trang có nội dung liên quan đến kinh tế biển : • Trang 13 : mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản.
• Trang 15 : các bãi tôm, bãi cá; các tỉnh trọng điểm nghề cá. • Trang 16 : công nghiệp dầu khí.
• Trang 18 : các cảng biển quan trọng, các tuyến hàng hải. • Trang 20 : các bãi tắm, các trung tâm du lịch biển nổi tiếng.
Giáo viên: Đoàn Kim Thiết
+ Trong các trang từ 21 đến 24 của Atlat Địa lí Việt Nam đều có thể đọc đợc các nội dung về kinh tế biển ở các vùng.
- Phân công các nhóm làm các phần việc cho bản báo cáo : + Nhóm đánh giá các nguồn lợi để phát triển ngành thuỷ sản
+ Nhóm đánh giá các điều kiện xây dựng các cảng biển và phát triển ngành giao thông vận tải biển.
+ Nhóm đánh giá các điều kiện phát triển du lịch biển - đảo.
+ Nhóm đánh giá các điều kiện khai thác khoáng sản trên thềm lục địa, làm nghề muối...
* Hoạt động 2 : Xác định các nội dung và viết báo cáo
Mỗi nhóm làm việc với Atlat Địa lí, với kiến thức đã học và thông tin bổ sung, theo nhiệm vụ đã đợc phân công, rút ra các thông tin cần thiết và trình bày thành báo cáo.
2. Bài 2
* Hoạt động 3 : Viết báo cáo về vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng kinh tế
- GV hớng dẫn mẫu HS viết báo cáo về vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội một vùng kinh tế, dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học.
- Phân công các nhóm làm bài tập (ở nhà) về các vùng còn lại.
bài làm thực hành
Đặc điểm phân bố tài nguyên biển và các ngành kinh tế biển